ClockThứ Năm, 20/07/2017 14:11

Khẳng định vai trò và chỗ đứng

TTH - Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 11 NQ/TW của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước”, công tác phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã có bước khởi sắc.

PGS.TS Trần Thị Thu Hà (thứ 4 bên phải) tại hội nghị đầu bờ ở Quảng Trị

Tích cực làm kinh tế

Chị Nguyễn Thị Thạnh, Chi hội trưởng phụ nữ thôn Cự Lại Nam, xã Phú Hải (huyện Phú Vang) lập gia đình với hai bằng tay trắng, kinh tế gia đình luôn gặp khó khăn. Năm 2010, gia đình chị vay 20 triệu đồng xây dựng 60m2 chuồng trại, khởi điểm nuôi 10 con heo thịt và 2 heo nái. Bước đầu chưa nắm vững kỹ thuật nên hiệu quả đạt thấp. Được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện cho tham gia tập huấn về kỹ thuật, đàn heo của chị Thạnh không còn gặp rủi ro. Riêng năm 2016, chị xuất ra thị trường gần 100 heo con, trừ chi phí còn lãi gần 100 triệu đồng. Chị Thạnh cho biết: “Để nâng cao thu nhập, tôi luôn tập trung nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, từ đó, duy trì và nhân rộng đàn heo…". Ngoài ra, chị Thạnh còn là một cán bộ hội nhiệt tình, tích cực với các phong trào của hội. Hoặc, chị Nguyễn Thị Tằm ở xã Thủy Tân, nhờ có sự động viên và hỗ trợ của Hội LHPN TX. Hương Thủy trong việc tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vay vốn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt…, nên chị đã mạnh dạn đầu tư nuôi 15 lồng cá với đủ loại, như: trắm cỏ, mè, diêu hồng, lóc, thát lát, rô phi… thu nhập bình quân từ 180 đến 200 triệu đồng/năm.

Những gương phụ nữ điển hình làm kinh tế giỏi như chị Thạnh, chị Tằm xuất hiện nhiều ở các địa phương trên địa bàn tỉnh. Để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, Hội LHPN tỉnh đã khai thác được nhiều nguồn lực đầu tư cho hoạt động này; trong đó, dành nhiều ưu tiên cho đối tượng phụ nữ vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số để góp phần rút ngắn khoảng cách vùng miền.

Thông qua chương trình ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, 100% phụ nữ vay vốn được tham gia các khóa tập huấn, hội nghị đầu bờ, tham quan mô hình làm kinh tế giỏi ở các địa phương khác… để nâng cao kiến thức kinh tế hộ gia đình, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ môi trường.

Cống hiến

Hội LHPN tỉnh tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy thành lập Hội Nữ trí thức tỉnh, thu hút gần 1.000 hội viên nhằm phát hiện những gương mặt tiêu biểu để giới thiệu cho Đảng xem xét, đề bạt các chức danh quản lý. Từ năm 2007 đến nay, đảng viên nữ được kết nạp mới là 3.403 người

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, đề bạt cán bộ nữ, cán bộ nữ tham gia nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, nhất là cán bộ trẻ được chú trọng. Cán bộ nữ giữ vị trí lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị ngày càng tăng, tỷ lệ nữ trong cấp ủy, HĐND được nâng lên so với trước. Nhiệm kỳ 2015 - 2020, có 19,41% cán bộ nữ tham gia cấp ủy (tăng 2,33% so với  nhiệm  kỳ  trước); tham gia đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, chiếm 23,6% (tăng 4,44% so với nhiệm kỳ trước).

Trong công tác nghiên cứu, không ít chị là tác giả của những đề tài nghiên cứu khoa học. Điển hình như PGS.TS Trần Thị Thu Hà, Phó Trưởng khoa Nông học Trường đại học Nông lâm Huế là tác giả của đề tài nghiên cứu khoa học "Sử dụng vi khuẩn đối kháng Pseudomonas putida phòng trừ nhóm bệnh héo, rũ hại lạc do nấm tại Thừa Thiên Huế"; "Sản xuất, sử dụng chế phẩm sinh học từ xạ khuẩn Streptomyces, nấm Trichoderma để phòng chống bệnh thán thư, héo xanh trên cây ớt (Capsium frutescens) tại khu vực nam Trung bộ"… được Công ty Bình Điền Mê Kông hợp đồng sản xuất, sản phẩm được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc.

Nhiều phong trào, mô hình hay được các cấp hội phụ nữ trên toàn tỉnh tổ chức thành công từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị, tạo cơ hội cho chị em phụ nữ thể hiện tài năng, sự sáng tạo, như: mô hình “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" ở Phú Vang; “Bình đẳng giới gắn với 5 không 3 sạch” ở Quảng Điền, TX. Hương Thủy với những mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Phụ nữ chung tay bảo vệ môi trường”… Hội LHPN A Lưới đã thành công với việc tổ chức các chiến lược phát triển gia đình, góp phần phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình…

 Với sự tham gia tích cực của nữ giới trong các lĩnh vực hoạt động, vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội được nâng lên. Đời sống vật chất, tinh thần của hội viên phụ nữ được cải thiện...

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ IX, khoá XVI nhiệm kỳ 2021-2026; tổng kết hoạt động hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế
Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế

Chẳng may đau ốm, bệnh tật... khiến nhiều phụ nữ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Nhưng, họ chưa bao giờ bị “bỏ lại phía sau”, bởi bên cạnh họ luôn có sự giúp đỡ, chăm lo của các cấp hội phụ nữ.

Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế
Return to top