ClockThứ Bảy, 22/07/2023 10:33

Khi phụ nữ làm nghề ve chai được mặc đồng phục

TTH - Ở phường An Đông (TP. Huế) có một tổ tự quản nghề ve chai do dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) hỗ trợ.

Phụ nữ đồng bào thiểu số với mô hình vi sinh bản địa Hue Plogging 2023- đi bộ nhặt rác

leftcenterrightdel
Phường An Đông là đơn vị được xây dựng điểm tổ tự quản nghề ve chai 

Tổ tự quản có 11 chị, đều làm nghề ve chai ở phường An Đông. Họ có thâm niên trong nghề dễ đến vài chục năm và đây là lần đầu tiên họ được sinh hoạt đúng ngành nghề của mình. Trước khi là thành viên của tổ tự quản ve chai, họ là lao động tự do. Nhiều người gắn bó với nghề từ thời con gái đến bây giờ ngót nghét hơn 30 năm.

Chị Trần Thị Xuân Mai ở tổ 19, phường An Đông có 37 năm trong nghề. Giọng trầm buồn khi kể về nghề của mình. Một ngày tôi đạp xe đi tầm 20km - 30km là chuyện thường tình. Đi từ sáng đến chiều tối, nhưng thu nhập tầm 50.000 đồng - 100.000 đồng/ngày. Đa số các chị mua đều mua bán ve chai nhỏ lẻ, cuộc sống khó khăn, nhất là thiếu vốn để mua hàng. Thế nên, khi được vận động vào tổ tự quản ve chai mọi người đồng ý ngay, vì ít ra mình có môi trường để trao đổi kinh nghiệm làm ăn.

Phường An Đông là đơn vị được xây dựng điểm tổ tự quản nghề ve chai Phường An Đông là đơn vị được xây dựng điểm tổ tự quản nghề ve chai Với vốn ban đầu được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp và dự án WWF hỗ trợ 3 triệu đồng để mua đơn hàng, các chị bắt đầu biết hạch toán trong mua bán. Mỗi lần đến kỳ sinh hoạt, các chị lại bàn tán rôm rả về cách làm ăn; chẳng hạn, mua chung, bán chung ve chai sao cho thuận tiện. Mỗi nhóm có hai thành viên, đơn hàng sẽ được xoay vòng cho từng nhóm. Những nơi khó tiếp cận, hội phụ nữ địa phương sẽ liên kết để giúp các chị mở rộng thị trường. Nguyên tắc của nhóm là giá thu mua ve chai phải luôn theo giá thị trường để duy trì cũng như tìm kiếm nguồn hàng thu mua.

Từ tháng 12/2022 đến nay, tổ hợp tác đã kết nối thu mua đơn hàng gần 20 triệu đồng. Theo quy định, nguồn lợi nhuận được trích lại 20% sẽ được cộng dồn vào nguồn vốn ban đầu để tiếp tục hỗ trợ thu mua và tạo nguồn quỹ để thăm hỏi khi ốm đau, hiếu sự... Mệ Võ Thị Vang, 75 tuổi, ngót nghét trên 25 năm trong nghề chia sẻ, lần đầu tiên tui được mặc áo quần đồng phục, được trang bị áo mưa, bao tay, khẩu trang, dụng cụ nhặt rác… Tôi còn được hỗ trợ xe đẩy để thu mua ve chai. Tôi đã mượn vốn để mua các đơn hàng và đã trích lại cho tổ hợp tác 300.000 đồng.

Theo bà Nguyễn Thị Hải Yến, Chủ tịch Hội LHPN phường An Đông (TP. Huế), tổ hợp tác nghề ve chai, thu gom phế liệu gặp một số khó khăn, như đơn hàng vẫn còn ít, chỉ dừng lại ở những nơi mà dự án, tổ chức hội phụ nữ các cấp kết nối. Nhiều chị sử dụng xe đẩy, xe đạp nên khi có đơn hàng xa lại không thể tham gia mua bán chung được. Các chị không sử dụng điện thoại thông minh nên hạn chế trong việc tương tác mạng xã hội, cung cấp hình ảnh hoạt động trên trang facebook của tổ hợp tác để thu hút khách hàng.

Việc thu mua ở các trường học, cơ quan Nhà nước, công trình xây dựng, khách sạn, nhà hàng... gặp khó khăn, do những người phụ trách ở đây thường liên hệ bán với các đại lý cấp 1, 2 để được giá cao hơn. Mô hình thu gom ve chai giúp các chị cải thiện được thu nhập, thay đổi góc nhìn của cộng đồng về nghề ve chai, phế liệu truyền thống góp phần cải thiện tỷ lệ rác thải tái chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại TP. Huế. Dự án cũng đã hướng dẫn các chị phân loại rác thải, sau đó, hướng dẫn cách chế biến chất tẩy rửa đa năng từ rác thải hữu cơ khiến các thành viên trong tổ đều phấn khích.

Bài, ảnh: AN NHIÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phụ nữ sống xanh

Để phong trào “Chủ nhật xanh” thực sự “bám rễ”, hình thành thói quen bảo vệ môi trường, sống xanh, sạch, đẹp đối với từng hội viên phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã cụ thể phong trào bằng những mô hình thiết thực, hiệu quả như: Tuyến đường hoa, Điểm xanh văn hóa, Mỗi hố rác một cây xanh, Biến rác thành tiền, Ngõ xanh, 60 phút sạch nhà đẹp ngõ... Qua đó, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân về tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) tại khu dân cư ngày càng được nâng cao.

Phụ nữ sống xanh
Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị

Ngày 25/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Hội LHPN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng “Mái ấm tình thương” trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng.

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị
Tránh mắc vào cạm bẫy

Để mỗi phụ nữ, trẻ em, nhất là phụ nữ vùng cao, biên giới không là nạn nhân của vấn nạn buôn bán người, bóc lột sức lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để phụ nữ tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, vấn nạn đó.

Tránh mắc vào cạm bẫy
Làm giàu từ ruộng vườn

Mảnh vườn xanh tốt, cây trái trĩu quả; vườn lá dong ngút ngàn... đó là thành quả của chị Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1965, hội viên phụ nữ xã Hương Toàn, TX. Hương Trà có được để kinh tế gia đình ổn định, nuôi con cái ăn học tới nơi tới chốn.

Làm giàu từ ruộng vườn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top