ClockThứ Năm, 15/11/2018 20:05

Lập kế hoạch cho chiến lược phát triển phụ nữ giai đoạn mới

TTH.VN - Ngày 15/11, tại TP. Huế, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức hội thảo phân tích lập kế hoạch chiến lược phát triển phụ nữ giai đoạn 2022 - 2027 tầm nhìn 2030 cho Hội LHPN các tỉnh Bắc Trung bộ. Chủ trị hội thảo có bà Trần Thị Hương, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động hội Liên hiệp Phụ nữHương Trà nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức hội cơ sởGiải thưởng kinh doanh thành công trong APEC: Truyền cảm hứng kinh doanh cho phụ nữChia sẻ kinh nghiệm hoạt động hội Liên hiệp Phụ nữHương Trà nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức hội cơ sởGiải thưởng kinh doanh thành công trong APEC: Truyền cảm hứng kinh doanh cho phụ nữ

Tham gia thảo luận tại hội thảo

Theo Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt NamTrần Thị Hương, bối cảnh trong nước và quốc tế đang có tác động nhiều chiều đến hoạt động hội. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế toàn diện sâu rộng, cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cạnh tranh gay gắt về việc làm và thu nhập cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của phụ nữ. 

Ngoài ra, công việc chăm sóc không được trả lương, biến đổi chức năng gia đình, đói nghèo, bạo lực gia đình, ma túy, mại dâm và một số vấn đề phát sinh như cố tức, lợi tức dân số, buôn bán người vì mục đích đẻ thuê; định kiến giới tồn tại là nguyên nhân sâu xa cán trở đến sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ.

Bên cạnh đó các yêu cầu về tinh giản bộ máy, hiệu lực hiệu quả của Nghị quyết hội nghị BCH Trung ương Đảng về công tác phụ nữ; các yêu cầu về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới của chỉ thị 21 đòi hỏi Hội LHPN Việt Nam các cấp cần có chiến lược phát triển phù hợp, khả thi đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. 

Nhiều ý kiến, giải pháp

Hội thảo đã chia nhóm tham gia thảo luận xoay quanh nội dung phân tích xác định rõ các điểm mạnh điểm yếu cơ hội thách thức của Hội LHPN Việt Nam các cấp hiện nay và giai đoạn sắp tới về các mặt công tác tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ công tác thu hút tập hợp hội viên, công tác chỉ đạo của cấp trung ương, của cấp tỉnh, công tác triển khai tổ chức thực hiện các hoạt động hội; hoạt động phối hợp trong hệ thống hội, phối hợp ngang... và nhiều vấn đề kinh tế xã hội đang diễn ra và sẽ diễn ra và tác động ra sao đến phụ nữ, đến tổ chức hội. 

Nói về công tác phối hợp trong hệ thống hội từ trung ương đến địa phương và phối hợp với các đơn vị liên quan, nhóm do chị Trần Thị Kim Loan, Chủ tịch Hội LHPN Thừa Thiên Huế cho biết: “Các cấp hội chưa chọn lọc được nội dung trọng tâm chỉ đạo, nguồn lực còn hạn chế, cơ chế tiếp cận nguồn lực khó, chất lượng cán bộ hội cơ sở còn hạn chế; có những chỉ đạo của trung ương chưa phù hợp với địa phương, chất lượng cán bộ hội cơ sở còn thấp”. Giải pháp mà nhóm này đề ra là các cơ sở hội chủ động tham mưu xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp với địa phương, tăng cường công tác giám sát và phản biện xã hội; định hướng, hướng dẫn cán bộ hội viên phụ nữ tiếp cận chọn lọc thông tin.

Đại diện các nhóm thuyết trình

Giải pháp để nắm bắt phát huy những thế mạnh trong công tác tổ chức bộ máy đội ngũ của nhóm chị Dương Thị Hằng, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh đưa ra là: “Tiếp tục hoàn thiện văn bản chỉ đạo, ban hành cơ chế chính sách và cải cách tổ chức bộ máy đồng bộ, đổi mới nội dung phương thức hoạt động, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của tổ chức, phát triển các mô hình thu hút hội viên theo nhóm đặc thù, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý điều hành công tác hội”. 

Để công tác thu hút hội viên đạt hiệu quả, nhóm do chị Lê Thị Tam, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nghệ An có ý kiến: “Thiết kế sổ tay hướng dẫn dành riêng cho cán bộ chị tổ hội, tăng cường công tác tập huấn hướng dẫn theo phương pháp bắt tay chỉ việc, tranh thủ vận động các nguồn lực để hỗ trợ hội viên”. Ngoài nhiều giải pháp để thực hiện tốt công tác triển khai, tổ chức thực hiện các hoạt động hội cũng được các nhóm thảo luận, phân tích, đánh giá.

Bà Trần Thị Hương cho biết: “Bối cảnh hiện nay đặt ra nhiều thách thức cho tổ chức hội, trong khi các cơ hội đang dần ít đi. Làm sao tận dụng được số ít cơ hội này để khắc phục được những khó khăn thách thức là bài toán không dễ. Từ những ý kiến tham gia góp ý đề xuất sáng kiến của tất cả các chị, đại diện cho các tỉnh Bắc miền Trung hôm nay sẽ là cơ sở góp phần giúp trung ương xây dựng được chiến lược phát triển tổ chức hội thực sự phù hợp khả thi đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới”.

Bài, ảnh: Hải Thuận

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao
“Quản lý sinh cảnh bền vững”

Đó là chủ đề của hội thảo quốc tế "Quản lý sinh cảnh bền vững" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế tổ chức khai mạc ngày 2/12.

“Quản lý sinh cảnh bền vững”
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

TIN MỚI

Return to top