ClockThứ Tư, 21/11/2012 11:02

Mưu sinh trên phá Tam Giang

TTH - Một ngày trên phá Tam Giang, một lần nữa chúng tôi được chứng kiến được sự rộng lớn, bao la của sóng nước nơi đây. Hàng chục ngàn hộ gia đình đã gắn bó cả cuộc đời với bao thăng trầm, khó nhọc và rất nhiều hộ đã giàu lên, trở thành triệu phú từ nghề nuôi tôm, nuôi cá. Song bên cạnh đó vẫn có những cuộc đời, những thân phận người phụ nữ lam lũ mưu sinh...

Thời tiết mùa này thất thường. Nhưng mặc cho nắng hay mưa, tờ mờ sáng, sau khi đã lót dạ bằng mấy chén cơm nóng, hai chị em bà Lương Thị Thông (76 tuổi) và Lương Thị Bê (75 tuổi), (thôn An Gia, thị trấn Sịa (Quảng Điền) lại đi bộ mấy cây số ra phá Tam Giang, đoạn gần bến đò Cồn Tộc (xã Quảng Lợi) để bắt cá, bắt trìa. Bao năm nay, công việc của hai phụ nữ già này đều như vậy, có chăng, các bà chỉ nghỉ việc vào những ngày giông bão.

 

Bà Lương Thị Bê với công việc thường ngày

 Để bắt được những con trìa trên phá, những người dân ở đây phải ngâm mình trong nước đến gần tận vai. Thi thoảng, các bà, các chị lại ngụp người xuống, đưa “chiến lợi phẩm” là những con trìa vừa cào được bỏ vào chiếc tô nhựa mang theo. Khi tô trìa đã đầy, họ lại đổ vào chiếc thùng xốp kéo theo bên mình. Bà Lương Thị Bê kể rằng: “Cần mẫn như thế, một ngày mỗi người bắt được khoảng 20kg trìa. Nếu gặp khách, số trìa ấy bán được khoảng 40 ngàn đồng, còn những lúc ế ẩm, khách trả cho 30 ngàn đồng cũng là may mắn lắm rồi”. Lặn lội từ 7 giờ sáng đến 2 giờ chiều, bà Bê, bà Thông mới nghỉ việc và bắt đầu bữa ăn trưa bằng những nắm cơm gói kỹ mang theo bên mình. Số tiền kiếm được mỗi ngày không nhiều, nhưng là nguồn thu nhập được các bà, các chị nâng niu, đánh đổi bằng bao mồ hôi, công sức, thậm chí có khi bằng cả những cơn đau ốm dài ngày. “Con cháu chúng tôi đều khổ nên có nguồn thu nhập này cũng đỡ rất nhiều...”- bà Lương Thị Thông như muốn giải thích vì sao ở cái tuổi này vẫn phải thân cò lặn lội như vậy.

Lênh đênh trên phá Tam Giang, chúng tôi cũng không khỏi băn khoăn khi bắt gặp những người phụ nữ cùng chồng làm nghề theo đuôi con cá, thu nhập thất thường. Sau một buổi sáng đánh bắt, trên chiếc thuyền của vợ chồng chị Gái chỉ vẻn vẹn vài ba con cá dầy be bé. Vợ chồng chị Gái vốn là dân vạn đò ở Vỹ Dạ (TP Huế) về tái định cư ở xã Phú Mậu (huyện Phú Vang) 3 năm nay. Dù đã lên đất liền, nhưng vì cuộc mưu sinh, hai vợ chồng chị vẫn phải chọn con thuyền làm nhà, lênh đênh trên phá Tam Giang ngày này qua tháng nọ, mỗi tuần mới về thăm con cái một lần. Chị Gái cho hay, công việc của chị hàng ngày là chèo đò, còn anh ngụp lặn bắt cá. “Bán mặt cho nước, bán lưng cho trời” nhưng may mắn lắm số cá tôm bắt được cũng chỉ bán được khoảng 100 ngàn đồng/ngày, nhiều khi chỉ được 70, 80 ngàn đồng/ngày. Số tiền thu được từ nghề rất ít ỏi, nên mấy chục năm nay cùng cực lắm vợ chồng chị Gái mới lo cho đàn con 8 đứa không bị đói. Giờ đây, những đứa con đã lớn, song người phụ nữ 55 tuổi này vẫn đội nắng, đội gió, chèo chống con thuyền đứng vững trên sóng nước để cùng chồng kiếm những đồng tiền khó nhọc tích lũy lo cho những lúc trái gió, trở trời...
 
Với nhiều phụ nữ khác, nhờ có hồ nuôi tôm, nuôi cá trên phá nên công việc và thu nhập của họ và gia đình cũng ổn định hơn. Song cái nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản vẫn là một nghề vất vả. Chị Đặng Thị Kim (thôn Mai Dương, Quảng Phước, Quảng Điền) cho hay, vợ chồng chị gắn bó với nghề nuôi trồng từ 10 năm nay. Những công đoạn nặng nhọc, chồng chị thường gánh vác, nhưng bản thân chị cũng phải dầm mưa, dãi nắng, làm ngày, làm đêm để chăm sóc 5.000m2 hồ nuôi trên phá. Bao to toan, nhưng bù lại mỗi năm vợ chồng chị cũng thu lãi được dăm ba chục triệu đồng, đủ trang trải cho cuộc sống gia đình và nuôi 3 đứa con ăn học.
 
 Bích Thùy 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ IX, khoá XVI nhiệm kỳ 2021-2026; tổng kết hoạt động hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế
Tăng đảng viên, hội thêm vững mạnh

Với chỉ tiêu mỗi cơ sở hội tích cực, chủ động bồi dưỡng, phát hiện, giới thiệu 1 - 2 hội viên ưu tú cho cấp ủy xem xét, kết nạp Đảng; năm 2024, các cơ sở hội trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã giới thiệu 317 hội viên; trong đó 107 hội viên được kết nạp Đảng.

Tăng đảng viên, hội thêm vững mạnh
Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế

Chẳng may đau ốm, bệnh tật... khiến nhiều phụ nữ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Nhưng, họ chưa bao giờ bị “bỏ lại phía sau”, bởi bên cạnh họ luôn có sự giúp đỡ, chăm lo của các cấp hội phụ nữ.

Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế
Thành công từ sự nỗ lực

Sau dịch COVID-19, chị Trần Thị Hà (sinh năm 1976, hội viên phụ nữ tổ dân phố 6, Phú Bài, TX. Hương Thủy) thất nghiệp. Cũng đã có tuổi, không việc làm, chị Hà đứng trước vô vàn khó khăn và những mối lo về gánh nặng kinh tế gia đình. Được sự động viên của người thân và sự giúp đỡ của hội liên hiệp phụ nữ các cấp, chị Hà đã mạnh dạn vay vốn để mở gia trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả.

Thành công từ sự nỗ lực
Return to top