ClockThứ Năm, 10/10/2019 13:48

Người phụ nữ Cơ Tu năng động

TTH - Chị Nguyễn Thị Thu, Chi hội trưởng Phụ nữ thôn 6, xã Thượng Long (Nam Đông) - một phụ nữ dân tộc Cơ tu làm kinh tế giỏi, luôn nhiệt tình trong mọi hoạt động của Hội, là tấm gương sáng để chị em phụ nữ miền núi noi theo.

Phụ nữ Hương Thủy thi tự tin, năng động

Chị Thu bên vườn cam của mình

Một ngày đầu tháng 10/2019, chúng tôi tìm đến nhà chị Nguyễn Thị Thu khi chị đang tổ chức sinh hoạt hội định kỳ nhằm tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình và sinh hoạt “Câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3 trở lên” của Chi hội Phụ nữ thôn 6, xã Thượng Long. Nhìn vẻ nhanh nhẹn, am hiểu nhiều kiến thức, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng ở chị về cách tiếp cận và hướng dẫn, giải thích, truyền đạt cho hàng chục phụ nữ về các biện pháp tránh thai, hậu quả của việc sinh nhiều. Kết thúc buổi sinh hoạt, chị Thu đúc kết: Chúng ta xuất phát điểm còn thấp, điều kiện gia đình còn khó khăn nên không sinh nhiều, hãy “dừng ở 2 con để nuôi dạy cho tốt”.

Qua câu chuyện với chị em phụ nữ thôn, chúng tôi biết được chị Thu còn là người được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giao ủy thác việc vay vốn ở thôn. Hiện tổng số tiền thông qua chị giải ngân cho vay hơn 1,6 tỷ đồng cho khoảng 60 phụ nữ vay vốn làm ăn. Nhiều chị nhờ đó đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Chị Trần Thị Lèng ở thôn 6 chia sẻ, trước đây gia đình chị rất khó khăn. Gia đình đông người nên đến khi chị lập gia đình không có chỗ để ở. Được chị Thu tạo điều kiện giúp đỡ vay vốn, vợ chồng chị làm được nhà. Sau đó, chị Thu tiếp tục tạo điều kiện cho gia đình vay vốn trồng rừng, cải tạo vườn tạp và có thu nhập ổn định. Đến nay, gia đình chị đã thoát cảnh đói nghèo, các con được ăn học ổn định.

Không chỉ giỏi việc hội, chị Thu được biết đến là một điển hình trong phát triển kinh tế ở xã được xem là nghèo nhất nhì của huyện Nam Đông. Xong việc hội, chị lại chuyển qua việc nhà như con thoi với việc chăm sóc mô hình trồng thử nghiệm bưởi da xanh và cam Nam Đông ngay tại vườn. Năm 2015, khi nghe cây bưởi và cam cho hiệu quả kinh tế cao, chị đã chị mạnh dạn học hỏi để trở thành người đầu tiên của xã trồng thử nghiệm tại vườn 200 gốc bưởi da xanh, gần 100 gốc cam. Trời không phụ công người, đến nay, diện tích bưởi và cam đã lên tốt, đang trong thời kỳ cho quả bói.

Chị Thu cho hay, muốn có thu nhập cao phải áp dụng những mô hình mới vào sản xuất để cho sản phẩm hàng hóa. Điều đó cho thấy những thay đổi lớn trong cách nghĩ, cách làm của người phụ nữ Cơ tu 40 tuổi này. Lấy chồng với 2 bàn tay trắng, qua chịu khó làm lụng, đến nay chị đã có 2 ha cao su, 3 ha keo tràm, 2 sào ruộng lúa nước… với thu nhập trên 150 triệu đồng mỗi năm và hứa hẹn sẽ tăng lên khi bưởi và cam cho thu hoạch. Nhờ đó, nhà cửa gia đình chị bây giờ được xây dựng khang trang, các con đều học hành đến nơi đến chốn.

Chị Thu còn hỗ trợ, giúp đỡ các chị em vươn lên thoát nghèo. Theo chia sẻ của chị Hồ Thị Gái ở thôn 6, chị Thu luôn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn từng chị em, hội viên phụ nữ ứng dụng khoa học tăng năng suất, chất lượng trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể như ủ phân vi sinh từ rơm rạ và cỏ dại để làm phân bón, áp dụng cấy phân viên nén cho đồng ruộng, cấy ghép giống cao sản… Đồng thời, sẵn sàng cho chị em, hội viên phụ nữ mượn giống cây trồng, vật nuôi và vật tư nông nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Hoài Thanh, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Nam Đông đánh giá, chị Nguyễn Thị Thu không chỉ là tấm gương phụ nữ Cơ tu làm kinh tế giỏi mà còn là người rất tâm huyết với công tác Hội, gương mẫu thực hiện phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

Bài, ảnh: Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng bào Nam Đông, A Lưới nhớ ơn Bác Trọng!

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại trong lòng đồng bào dân tộc ở hai huyện miền núi: Nam Đông và A Lưới (Thừa Thiên Huế) nhiều tình cảm trân quý, nhất là những lời dặn dò khi Người về thăm.

Đồng bào Nam Đông, A Lưới nhớ ơn Bác Trọng
Sẽ xây dựng chợ Khe Tre ở địa điểm mới

Báo Thừa Thiên Huế nhận được ý kiến của bạn đọc xung quanh việc bố trí các ngành hàng tại chợ tạm Nam Đông sau vụ cháy diễn ra vào tháng 12/2023. Theo đó, ngành hàng quần áo, vải và may mặc không được trở lại buôn bán tại đình chợ chính, mà chuyển sang chợ tạm tại khu vực bến xe hiện trạng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của tiểu thương.

Sẽ xây dựng chợ Khe Tre ở địa điểm mới
Nam Đông phát triển kinh tế vườn

Đặc thù của miền núi Nam Đông có nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế vườn. Tận dụng lợi thế này, các địa phương, người dân đầu tư phát triển sản xuất cây trồng, vật nuôi, mỗi ha cho thu nhập mỗi năm từ 55 triệu đồng trở lên.

Nam Đông phát triển kinh tế vườn
Chợ Khe Tre hoạt động trở lại sau vụ cháy

Sáng 12/7, đại diện UBND huyện Nam Đông cho biết, chợ Khe Tre đã hoạt động trở lại sau hơn 7 tháng tạm dừng để thi công, sửa chữa khắc phục hậu quả vụ hỏa hoạn xảy ra vào tháng 12/2023.

Chợ Khe Tre hoạt động trở lại sau vụ cháy
Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

Bên cạnh nhiều yếu tố, kinh tế ổn định đóng vai trò quan trọng trong việc đưa cuộc sống nhiều gia đình thoát khỏi diện nghèo, đảm bảo cả về vật chất và tinh thần. Trong đó, người phụ nữ đóng vai trò quan trọng "xây tổ ấm" cho gia đình, cho cộng đồng, xã hội.

Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top