ClockThứ Hai, 21/01/2019 08:26

Phụ nữ là người tiêu dùng thông thái

TTH - “Bên cạnh sự vào cuộc từ các cơ quan chức năng để xử lý tình trạng thực phẩm không an toàn còn phổ biến như hiện nay, phụ nữ phải tự trang bị kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân để trở thành người tiêu dùng thông thái”, bà Trần Thị Kim Loan, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh chia sẻ.

Tận tâm với phong tràoPhụ nữ Hương Thủy hướng mạnh về cơ sở

Phụ nữ không chỉ đóng vai trò chính trong việc chuẩn bị thực phẩm tết trong gia đình mà còn tham gia tích cực trong sản xuất, kinh doanh buôn bán thực phẩm. Vì vậy, tuyên truyền, vận động để các chị sản xuất, tiêu dùng thực phẩm an toàn là rất cần thiết.

Bà Nguyễn Thị Mon (trái) chủ cơ sở sản xuất thực phẩm chay bà Dung hướng dẫn thợ nhào bột

Từ những mô hình

Những ngày này, các thành viên tổ liên kết sản xuất hàng chay bà Dung của Hội LHPN phường Kim Long (TP. Huế) khá tất bật. Khu vực làm bánh rộng hàng trăm m2 được đầu tư nhiều loại máy móc. Ngoài gần 10 thợ làm cố định, cơ sở đã tuyển thêm 10 thợ làm thời vụ. Ai cũng găng tay, khẩu trang và nhanh tay với từng công đoạn làm bánh. Từ khâu rọc lá, rửa lá đến cán bột, bắt bánh đều tách ra từng khu vực riêng biệt. Trên những kệ sắt dài, những khay bánh bao, nậm, lọc, chả chay từ lò hấp đưa ra, sau đó được đóng gói cẩn thận để chở về chợ Đông Ba tiêu thụ.

Bà Nguyễn Thị Mon, Tổ trưởng tổ liên kết, chủ cơ sở sản xuất hàng chay bà Dung cho biết: “Những năm gần đây, nhu cầu ăn chay có chiều hướng tăng. Nhiều người dân ăn chay cả trong những ngày tết nên đơn hàng chay của bà tăng hơn ngày thường. Dù vậy, các sản phẩm cũng phải bảo đảm vệ sinh, an toàn”.

Dịp tết, đơn hàng mứt thanh trà của tổ liên kết “Chế biến các món ăn từ trái thanh trà” của Hội LHPN phường Thủy Biều (TP. Huế) nhiều gấp đôi ngày thường. Chú trọng an toàn thực phẩm trong từng khâu chế biến, các chị chăm chút, cẩn thận từ cắt tỉa đến hấp sấy. Sau khi ra lò, tất cả các sản phẩm được ép chân không và ghi rõ thành phần, hạn sử dụng. Chị Nguyễn Thị Lan Dung, Chủ tịch Hội LHPN phường Thủy Biều cho biết: “Là sản phẩm mới nên trong quá trình sản xuất, thành viên nào cũng cố gắng đảm bảo mọi tiêu chuẩn để mở rộng thị trường”.

 Hôm chúng tôi đến, đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) xã Hương Vinh (thị xã Hương Trà) vừa kết thúc đợt kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất nem chả dịp Tết Nguyên đán 2019 trên địa bàn. Chị Võ Thị Hảo, thành viên đoàn kiểm tra, Chủ tịch Hội LHPN xã Hương Vinh cho hay: Tại các cơ sở đoàn đến kiểm tra đều không sử dụng chất cấm trong sản xuất. So với các  năm trước, đây là tín hiệu vui, song một số nơi vẫn chưa đảm bảo các tiêu chuẩn như chưa mang găng tay, khẩu trang khi sản xuất, chưa có bàn ghế cao để chế biến mà còn sử dụng nền nhà. Thôn La Khê có khoảng 10 cơ sở chuyên sản xuất nem chả. Để đảm bảo ATVSTP, Hội LHPN xã đã thành lập mô hình “Nói không với chất bảo quản trong sản xuất nem chả” để tuyên truyền, vận động chị em có ý thức tự giác thực hiện.

Các mô hình khác như: “Sản xuất bún, bánh Ô Sa” của phụ nữ huyện Quảng Điền; “Nuôi gà thả vườn” của Hội LHPN xã Thượng Long (Nam Đông); gian hàng của tổ phụ nữ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm an toàn của phụ nữ huyện A Lưới... cũng đang tích cực chuẩn bị sản phẩm để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.

Bà Lê Thị Kim Loan, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho hay: “Ngoài 11 mô hình kinh tế theo nhóm, tổ liên kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường được hội đầu tư trước đó, năm 2018, các cấp hội đã xây dựng thêm 27 mô hình sản xuất kinh doanh VSATTP và 28 tổ liên kết sản xuất, trong đó có nhiều tổ sản xuất kinh doanh thực phẩm. 

Cần chung tay

Mới đây, tại diễn đàn "Kết nối cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm an toàn" do Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tháng 12/2018, gần 200 cán bộ, hội viên trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến được các chuyên gia củng cố kiến thức về quy trình sản xuất thực phẩm an toàn.

Theo chị Trần Thị Kim Loan, với chủ đề “Phụ nữ Thừa Thiên Huế thực hiện an toàn thực phẩm", trong năm 2018, Hội đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình để tuyên truyền, vận động chị em sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm đảm bảo chất lượng, không sử dụng chất cấm trong bảo quản thực phẩm. Các cấp hội vận động chị em tham gia các lớp tập huấn về hướng dẫn phương pháp sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu khoa học, hợp lý.

Góp phần đảm bảo ATVSTP dịp tết, Hội LHPN TP. Huế đã in, phát hàng ngàn tờ rơi đến tiểu thương 8 chợ trên địa bàn. Thời điểm này, Hội LHPN thị xã Hương Thủy và huyện Phú Lộc cũng tập trung về các cơ sở sản xuất thực phẩm tết do phụ nữ làm chủ để nhắc nhở chị em thực hiện ATVSTP trong sản xuất, chế biến.

Dù rất tâm huyết, song bà Trần Thị Kim Loan vẫn khẳng định, những nỗ lực của các cấp hội chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ. Trong khi hiện nay, có không ít người kinh doanh, nuôi trồng chỉ nghĩ đến lợi nhuận của mình trước khi nghĩ đến sức khỏe, an toàn tính mạng của người tiêu dùng. Vì vậy, để đảm bảo ATVSTP đòi hỏi sự chung tay, phối hợp quyết liệt của các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ IX, khoá XVI nhiệm kỳ 2021-2026; tổng kết hoạt động hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế
Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế

Chẳng may đau ốm, bệnh tật... khiến nhiều phụ nữ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Nhưng, họ chưa bao giờ bị “bỏ lại phía sau”, bởi bên cạnh họ luôn có sự giúp đỡ, chăm lo của các cấp hội phụ nữ.

Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế

TIN MỚI

Return to top