ClockThứ Bảy, 17/10/2015 16:16

Sáng tạo

TTH - Trong quá trình lao động, bằng khối óc, bàn tay khéo léo, nhiều phụ nữ đã sáng tạo ra sản phẩm có giá trị trong các lĩnh vực. Đáng nể hơn, nhiều chủ nhân của các sản phẩm đó chưa qua trường lớp đào tạo nào. 

Nhiều sản phẩm từ vỏ nghêu sò, ốc của chị Lài được bày bán tại các chợ

Sáng tạo trong đời thường

Với sự khéo léo, sáng tạo của mình, từ vỏ quả thanh trà, chị Huỳnh Thị Khoa, phường Thủy Biều, TP Huế đã sáng tạo ra mứt thanh trà. Sản phẩm này không chỉ mang lại thu nhập cho gia đình chị mà còn góp phần tăng thêm giá trị của loại quả đặc sản của địa phương. Đây là một trong những sản phẩm được tuyên dương tại “Ngày phụ nữ sáng tạo” do Hội LHPN tỉnh tổ chức. Theo chị Khoa, để làm ra sản phẩm mứt thanh trà, chị dùng lớp vỏ ngoài cùng của quả thanh trà xắt nhỏ, tiếp đó ngâm theo tỷ lệ 3gam vỏ thanh trà với 1gam muối để làm giảm độ cay. Sau khi ngâm 4-5 tiếng, vớt ra xả sạch với nước lạnh rồi thả vào nước đang sôi. Khi vỏ thanh trà chuyển màu vàng mơ sẽ đổ ra xả lại nước lạnh, vắt khô trộn với đường. Cuối cùng đưa vào rim dòn, để nguội cho vào hộp dùng dần. 

Từ chỗ chỉ làm ăn trong gia đình để thanh giọng, hạ đàm cho người thân, sau này, sản phẩm mứt thanh trà của chị Khoa được trưng bày bán tại Ngày hội thanh trà của phường. Đã có những khách hàng từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đến đặt hàng. Hiện nay, mỗi năm chị Khoa xuất bán khoảng 100 kg mứt thanh trà với giá 300 ngàn đồng/kg. Cách đây 4 tháng, sản phẩm mứt thanh trà của chị Khoa được tổ chức Cầu châu Á Nhật Bản (BAJ) tạo điều kiện đưa sang Nhật chào hàng và được khách hàng Nhật đón nhận. Ông Tôn Thất Đào, Bí thư Đảng ủy phường Thủy Biều cho hay, hiện nay tổ chức BAJ đang tìm hiểu để hướng dẫn hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn và mã vạch để sản phẩm mứt thanh trà chị Khoa cạnh tranh ra thị trường.

Tương tự, từ những vỏ nghêu, sò, ốc, chị Phạm Thị Lài, phường Phú Hội, TP Huế đã sáng tạo ra hàng chục sản phẩm mỹ nghệ như: Chậu cảnh thiên nga, chuông gió, các loại hoa, mục đồng… được nhiều khách hàng ưa chuộng. Hiện sản phẩm của chị được bán tại nhiều chợ, cửa hàng lưu niệm ở Huế, Quảng Trị, Nha Trang… Chị Lài kể, từ một phụ nữ rong ruổi khắp nơi bán ốc dạo nuôi con qua ngày, năm 2006, nhận thấy nhiều người có nhu cầu sử dụng hàng lưu niệm từ vỏ nghêu sò, chị mày mò tìm hiểu rồi chuyển sang sản xuất mặt hàng này. Chị thân chinh vào tận Vũng Tàu, Nha Trang, Mũi Né… tìm mua các loại vỏ nghêu, sò, ốc... và nhiều đêm thức trắng nghiên cứu những ý tưởng, kiểu dáng vừa có ý nghĩa, vừa đẹp mắt để thu hút khách hàng. Một trong những sản phẩm chị tâm đắc nhất là chậu cảnh thiên nga, được làm từ một con ốc sò tượng, một mảnh ốc gáo, 2 ốc đinh, 2 con ốc bóng cộng thêm 1 vài phụ liệu như màu, cây cỏ…

Sản phẩm của chị Lài ngày càng thêm phong phú nhờ sự sáng tạo không ngừng của chị. Chị Lài tâm sự: Một lần ra Thánh địa La Vang (Quảng Trị) để bàn hàng, chị nảy ra ý tưởng tạo cảnh tượng Đức mẹ La Vang bằng vỏ nghêu, sò. Ý tưởng đó được chị hiện thực hóa bằng cách dùng ba vỏ ốc đinh kiểng thay thế cho 3 cây sồi, 3 cành san hô, tượng trưng cho những tán lá, giữa 3 cây sồi chị đặt tượng Đức mẹ… Nhờ sự sáng tạo của mình, chị Lài không chỉ có mức thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm mà còn tạo việc làm cho nhiều người dân xung quanh.

Đánh thức tiềm năng

Ở bất kỳ vị trí nào, công việc gì chị em phụ nữ đều có thể sáng tạo. Tuy nhiên, đa phần sản phẩm của chị em đang manh mún, nhỏ lẻ, mang tính tự phát, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, nên rất cần sự quan tâm hỗ trợ từ nhiều phía. Chị Phan Thị Thôi, xã Quảng Thành (huyện Quảng Điền), chủ nhân của sản phẩm kẹo me cay phân trần: “Có lúc khách đặt hàng nhiều nhưng phải từ chối vì làm không kịp. Nếu có vốn, tôi sẽ đầu tư mua máy nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.

Để khơi dậy tinh thần và phát huy tiềm năng sáng tạo của phụ nữ, bắt đầu từ năm nay, Hội LHPN tỉnh sẽ tổ chức “Ngày phụ nữ sáng tạo”. Đây là hoạt động nhằm phát hiện, biểu dương kịp thời những cá nhân và tập thể phụ nữ điển hình sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực, khích lệ chị em hiện thực hóa những ý tưởng của mình. Đồng thời, tạo cơ hội giúp chị em giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, liên kết tuyên truyền quảng bá sản phẩm của bản thân, đơn vị; tìm những sản phẩm có giá trị áp dụng rộng rãi trong thực tiễn, nâng cao năng suất lao động.

Theo chị Nguyễn Thị Ái Vân, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, từ “Ngày phụ nữ sáng tạo” lần này, Hội sẽ có những hoạt động dài hơi hơn để các sản phẩm sáng tạo của chị em phát huy tối đa hiệu quả. Chẳng hạn, Hội sẽ nhận ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho chị em, hoặc tranh thủ các nguồn vốn từ các dự án phi chính phủ. Phối hợp với các đơn vị liên quan mở các lớp tập huấn hướng dẫn khởi sự doanh nghiệp, cung cấp các thông tin về thị trường giúp chị em nâng cao năng lực cạnh tranh; hướng dẫn quy trình nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì, đăng ký thương hiệu… 

Hải Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ IX, khoá XVI nhiệm kỳ 2021-2026; tổng kết hoạt động hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế
Tăng đảng viên, hội thêm vững mạnh

Với chỉ tiêu mỗi cơ sở hội tích cực, chủ động bồi dưỡng, phát hiện, giới thiệu 1 - 2 hội viên ưu tú cho cấp ủy xem xét, kết nạp Đảng; năm 2024, các cơ sở hội trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã giới thiệu 317 hội viên; trong đó 107 hội viên được kết nạp Đảng.

Tăng đảng viên, hội thêm vững mạnh
Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế

Chẳng may đau ốm, bệnh tật... khiến nhiều phụ nữ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Nhưng, họ chưa bao giờ bị “bỏ lại phía sau”, bởi bên cạnh họ luôn có sự giúp đỡ, chăm lo của các cấp hội phụ nữ.

Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế
Thành công từ sự nỗ lực

Sau dịch COVID-19, chị Trần Thị Hà (sinh năm 1976, hội viên phụ nữ tổ dân phố 6, Phú Bài, TX. Hương Thủy) thất nghiệp. Cũng đã có tuổi, không việc làm, chị Hà đứng trước vô vàn khó khăn và những mối lo về gánh nặng kinh tế gia đình. Được sự động viên của người thân và sự giúp đỡ của hội liên hiệp phụ nữ các cấp, chị Hà đã mạnh dạn vay vốn để mở gia trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả.

Thành công từ sự nỗ lực
Return to top