ClockThứ Năm, 18/03/2021 14:00

Thành công nhờ sự nỗ lực

TTH - “Từ suy nghĩ, hành động và kết quả đạt được, chị Trương Thị Vện, hội viên Chi hội Phụ nữ tổ 12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Thủy Dương là một trong những điển hình của phong trào phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc của Hội LHPN thị xã”, chị Nguyễn Thị Mỹ Nhung, Chủ tịch Hội LHPN thị xã Hương Thủy đánh giá.

Xuất thân trong gia đình thuần nông, chị Trương Thị Vện kết hôn và cùng chồng xây dựng gia đình riêng với gia tài vỏn vẹn vài sào đất ruộng. “Tằn tiện lắm cũng chỉ đủ ăn. Việc mua sắm tiện nghi cho gia đình và sửa soạn cho bản thân chỉ là ước mơ xa vời với tôi lúc đó. Có sức khỏe mà cam chịu cuộc sống giật gấu vá vai vậy không đành. Trăn trở đó khiến tôi luôn tìm cách vươn lên”, chị Vện nhớ lại.

Bàn bạc, tìm hiểu kỹ, vợ chồng chị Vện quyết định vay mượn đầu tư trang trại nuôi chim cút. Lúc đó các mô hình nuôi chim cút còn ít, thị trường tiêu thụ dễ dàng. Ban đầu chị Vện bàn với chồng đầu tư 500 con chim cút giống về nuôi. Dù nghiên cứu, tìm hiểu nhiều kiến thức sách vở và trên mạng internet, song do chưa có kinh phí đầu tư thiết bị nuôi hiện đại, thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên con giống chậm phát triển, tỷ lệ đẻ trứng thấp, chưa kể nhiều con bị chết. “Nhờ chuẩn bị tâm lý đối mặt với những rủi ro ban đầu ngay từ khi quyết định xây dựng mô hình, nên vợ chồng tôi không bị sốc”, chị Vện tâm sự.

Chị rà soát lại quá trình nuôi, tìm đến những mô hình khác để học hỏi thêm kinh nghiệm, đồng thời tích cực tham gia các lớp tập huấn trang bị kỹ thuật chăn nuôi do Hội LHPN các cấp phối hợp tổ chức. Chị Vện chia sẻ: “Đợt nào cũng vậy, kết thúc lớp tập huấn, tôi đều chủ động xin số điện thoại của các cán bộ thú y, gặp vướng mắc gì trong chăn nuôi, tôi lập tức điện để nhờ được tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ”.

Từ kiến thức, kinh nghiệm có được cộng với sự chăm chỉ và quyết tâm vượt khó, mô hình đầu tư chăn nuôi chim cút của chị Vện bắt đầu thành hình, thành dạng. Từ thất bại ban đầu, chị Vện nhận ra hạn chế của việc đầu tư chăn nuôi vào một loại gia cầm đơn lẻ, nếu bị thất bại sẽ không có nguồn thu khác bù đắp. Đó là lý do chị dùng toàn bộ số lãi ban đầu từ chăn nuôi chim cút để đầu tư thêm gà, vịt. Hiện nay, mô hình chăn nuôi tổng hợp của chị Vện luôn duy trì từ 3.000 con chim cút thịt và cút giống cùng hàng trăm con heo, gà, vịt.

Chủ động được trong phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp, chị Vện lại nghiên cứu tìm hiểu thị trường, mạnh dạn đầu tư thêm hệ thống máy ấp trứng gà, vịt hiện đại và trồng nấm các loại. Mấy năm gần đây, chị mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm. Trung bình hàng tháng, trừ các khoản chi phí, vợ chồng chị Vện thu lãi hàng chục triệu đồng. Không chỉ chạm đến ước mơ xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm tiện nghi đầy đủ, chị Vện còn có điều kiện nuôi con ăn học đến nơi đến chốn.

Làm giàu thành công, chị Vện sẵn sàng chia sẻ “bí quyết” cho chị em phụ nữ. Không chỉ hướng dẫn cách chăm sóc gia súc, gia cầm theo kinh nghiệm bản thân có được, chị còn hỗ trợ con giống, thức ăn chăn nuôi ban đầu cho những phụ nữ khó khăn.

“Tôi nghĩ có nhiều cách để phát triển kinh tế, nên mỗi chị nên tìm cho mình một hướng đi phù hợp với năng lực, thế mạnh và điều kiện của mình. Điều tôi muốn truyền lửa cho chị em phụ nữ nhất đó là luôn nỗ lực vươn lên, không cam chịu cuộc sống khó khăn. Nếu có khát vọng sẽ có động lực, sức mạnh để vượt qua khó khăn và thử thách”, chị Vện bộc bạch.

Bài, ảnh: Tuấn Khoa

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ IX, khoá XVI nhiệm kỳ 2021-2026; tổng kết hoạt động hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế
Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Return to top