ClockThứ Bảy, 11/07/2020 07:30

“Quên” Nghị định 100

TTH - Nắng nóng kéo dài trong những ngày qua, nhiều người thường tìm đến quán bia để giải khát, bất chấp Nghị định 100/2029/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Nghị định 100).

Từ 16/3, ra quân xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma túy và xe mô tôXử lý nghiêm để hình thành thói quen tốt

Đo nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông

“Giải khát rồi... tới luôn”

Buổi chiều, sau giờ tan tầm, tại các tuyến  đường có nhiều nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn TP. Huế khá đông khách. 

“Sau giờ làm việc, anh em chúng tôi kéo nhau về đây làm vài chai bia lạnh giải khát rồi về”, anh Đ - khách uống bia tại một nhà hàng trả lời khi chúng tôi hỏi.

Tuy nhiên, không phải ai cũng “tranh thủ” làm vài chai bia lạnh để giải khát rồi về như lời anh Đ, mà có rất nhiều người đàn ông, kể cả phụ nữ tham gia ăn nhậu tới 21 đến 22 giờ tối. “Lúc đầu cũng nghĩ chỉ uống vài chai bia lạnh giải khát, nhưng bạn bè rủ rê nên “làm tới luôn”, anh H – một khách hàng tại quán trò chuyện.

Thực tế cho thấy, sau nhiều ngày tạm dừng hoạt động kinh doanh để phòng, chống dịch COVID -19, hiện nay, hầu hết hàng quán trên địa bàn tỉnh, nhất là ở TP. Huế đã hoạt động trở lại.

Những ngày cao điểm nắng nóng này, có rất nhiều người dân tập trung về các quán bia uống thả ga, "quên hẳn"  Nghị định 100 với mức phạt vi phạm về nồng độ cồn rất cao.

Sau khi uống rượu, bia, nhiều người vẫn tự điều khiển xe về nhà. Chủ quán hay nhân viên các nhà hàng, quán nhậu cũng không hướng dẫn, gọi taxi, xe ôm cho khách như khi Nghị định 100 mới có hiệu lực.

“Sau khi hết giãn cách xã hội và thời tiết nắng nóng gay gắt, nhu cầu uống bia tăng cao. Dù biết là uống rượu, bia rồi tự điều khiển phương tiện tham gia giao thông là vi phạm, nhưng đành hên xui thôi”, một chủ quán chia sẻ.

Mức xử phạt rất cao

“Nghị định 100 đã đem lại hiệu quả tích cực, được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ. Nhưng thời gian gần đây, vấn nạn “ma men sau tay lái” lại diễn biến phức tạp, khó lường.

Dường như không còn ai e ngại, đắn đo trước khi nâng ly bia. Hiện nay, các hoạt động dịch vụ xã hội đã trở lại bình thường, theo tôi lúc này các lực lượng chức năng cần siết chặt việc thực hiện Nghị định 100, bảo đảm hiệu lực của chính sách trong cuộc sống”, ông Phan C, một người dân sống ở phường Vỹ Dạ (TP. Huế) kiến nghị.

“Kết thúc đợt giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19, cũng như thời tiết nắng nóng nên lượng người sử dụng bia rượu và tham gia giao thông trên địa bàn thành phố có xu hướng gia tăng. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kiềm chế và đẩy lùi tai nạn, chúng tôi đã huy động lực lượng, phương tiện, kỹ thuật, sử dụng máy đo nồng độ cồn đạt tiêu chuẩn, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

130 vụ tai nạn làm chết 62 người

6 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn tỉnh tuy tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí, nhưng cũng đã xảy ra 130 vụ, làm chết 62 người, bị thương 92 người. Phần lớn nguyên nhân số vụ tai nạn giao thông ngoài liên quan đến vi phạm nồng độ cồn còn có dấu hiệu sử dụng các chất kích thích khác.

Trong 1 tuần (từ 1 đến 7/7), Đội CSGT – Trật tự Công an TP. Huế đã xử phạt 26 trường hợp liên quan đến nồng độ cồn, với số tiền hơn 65 triệu đồng”, Trung tá Nguyễn Hoàng Vũ, Đội trưởng Đội CSGT - Trật tự Công an TP. Huế thông tin.

Lỗi vi phạm nồng độ cồn là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Khi sử dụng bia rượu, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thường thiếu kiểm soát về hành vi, chạy với tốc độ cao, không làm chủ được tay lái, thậm chí ngủ khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông... nguy cơ cao gây ra tai nạn giao thông rất cao.

“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tăng cường lực lượng để tuần tra, kiểm soát, nhất là xử lý nghiêm các hành vi sử dụng rượu bia nhưng vẫn cố tình điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Mong người dân hiểu rằng, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn rất cao. Nếu người điều khiển mô tô sử dụng bia rượu, mức phạt cao nhất lên đến 8 triệu đồng, đối với ô tô lên đến 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 24 tháng. Ngoài trách nhiệm của lực lượng chức năng, để đảm bảo an toàn, người tham gia giao thông cần tự nâng cao ý thức chấp hành đúng các quy định về Luật Giao thông đường bộ, nhất là không sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện”, Đại tá Phan Văn Minh, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh khẳng định.

Bài, ảnh: TÂM ANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ

Tình trạng xe container, đầu kéo, xe hợp đồng chở khách, xe chạy tuyến cố định vi phạm tốc độ dù đã được kiểm tra, xử lý nhắc nhở thường xuyên, song vẫn chưa thể chấm dứt hoàn toàn. Giải pháp đặt ra vẫn là quản lý chặt chẽ hơn nữa, xử lý nghiêm hơn nữa các phương tiện vi phạm để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này.

Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ
Cử tri đề nghị tăng mức xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến thực phẩm chức năng

Sáng 12/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn với Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Phiên chất vất và trả lời chất vấn được đông đảo cử tri, nhân dân thành phố Đà Nẵng, tỉnh Ninh Thuận quan tâm theo dõi.

Cử tri đề nghị tăng mức xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến thực phẩm chức năng
Return to top