ClockThứ Tư, 07/03/2018 08:14

Quy định chung đối với Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại

TTH.VN - Quy định chung đối với Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại được nêu cụ thể tại Nghị định số 28/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Siết chặt quy định đối với ngành đào tạo liên quan đến sức khỏeQuy định chi tiết về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựngBộ Công an, Bộ KH&CN: Xem xét lại việc quy định điểm bài báo khoa học của GS,PGSTập huấn quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cho trên 90 hộ dân123 quy định pháp luật gây phiền hà doanh nghiệp

Theo Nghị định này, Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại (Chương trình) bao gồm các hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện theo các tiêu chí: 1- Xúc tiến thương mại cho sản phẩm, ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu của vùng kinh tế, của quốc gia, phát triển thị trường xuất khẩu; 2- Nâng cao hiệu quả nhập khẩu, phục vụ phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu; 3- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược ngoại thương theo từng thời kỳ; 4-Chương trình được Thủ tướng Chính phủ ban hành, có cơ chế phối hợp của bộ, ngành; Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì, đầu mối; 5- Xúc tiến thương mại xuất khẩu, nhập khẩu liên kết giữa các bộ, ngành; liên kết giữa các ngành hàng hoặc giữa các địa phương; 6- Triển khai thông qua các đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại do cơ quan có thẩm quyền quy định quyết định và được ngân sách nhà nước hỗ trợ; 7- Đơn vị chủ trì đề án phải là các tổ chức có uy tín, mang tính đại diện và phải có năng lực tổ chức.

Mục tiêu của Chương trình nhằm góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp; hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương; ứng phó kịp thời, hiệu quả với những phản ứng, biến đổi của thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.

Nghị định quy định các đề án thực hiện Chương trình phải đáp ứng các yêu cầu sau: Phù hợp với nhu cầu thực tiễn của cộng đồng doanh nghiệp; phù hợp với định hướng chiến lược xuất nhập khẩu và chiến lược phát triển ngành hàng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển các vùng kinh tế, địa phương; phù hợp với quy định tại Điều 9, Điều 15 Nghị định này; đảm bảo tính khả thi về phương thức triển khai, thời gian, tiến độ triển khai, nguồn nhân lực, tài chính; đối với các đề án mà quá trình thực hiện kéo dài trên 01 năm, đơn vị chủ trì phải xây dựng nội dung và kinh phí, thực hiện quyết toán theo từng năm.

Theo nguyên tắc, nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện đề án tham gia Chương trình. Kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương. Các đơn vị chủ trì được tiếp nhận kinh phí hỗ trợ từ nhà nước để thực hiện các đề án xúc tiến thương mại trong khuôn khổ Chương trình; có trách nhiệm đảm bảo sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn kinh phí hỗ trợ và thanh, quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

Đồng thời, hỗ trợ đơn vị tham gia thông qua đơn vị chủ trì thực hiện của Chương trình. Các đơn vị chủ trì có trách nhiệm huy động phần kinh phí ngoài phần kinh phí đã được nhà nước hỗ trợ để triển khai chương trình.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TIN MỚI

Return to top