ClockThứ Bảy, 12/11/2022 06:30

Sau song sắt

TTH - Phấn son với họ giờ là phù phiếm. Họ đẹp, đó là điều không phải bàn cãi. Thế nhưng, nhiều cô gái có nhan sắc này chỉ làm cho người khác tiếc nuối vì phút nông nổi đã sa vào vòng lao lý.

Thắp ước mơ cho phụ nữ hoàn lương

Chuyên gia tâm lý gặp gỡ các phạm nhân nữ ở trại giam Bình Điền

Chương trình "Thắp sáng ước mơ cho phụ nữ hoàn lương" sẽ đến với phạm nhân nữ ở trại giam Bình Điền, em đi nhé. Lời mời của các chị ở Hội LHPN tỉnh khiến tôi cảm thấy ấm lòng. Đằng sau song sắt, sau những tội lỗi vẫn là con đường dài rộng thênh thang để phạm nhân nữ hòa nhập cộng đồng. Trong phần quà của hội phụ nữ trao tặng, có nhiều nhu yếu phẩm cần thiết cho phụ nữ. Bởi, có hơn 50 nữ phạm nhân không có người thân đến thăm nom nên trông chờ vào sự hỗ trợ của các tổ chức.

Hơn 300 phạm nhân nữ tập trung tại hội trường. Trong đó, có chị mặc áo dài, lên hát rất hay như ca sĩ chuyên nghiệp. Nhiều em trắng trẻo, xinh gái đã níu tay tôi, xin được chụp một tấm ảnh khi tôi là nhà báo duy nhất trong đoàn được phép đem máy ảnh vào. Nguyện vọng ấy tôi chưa đáp ứng được, quy định của trại giam không được lộ hình ảnh cá nhân ra bên ngoài. Tuy nhiên, các chị vẫn cười thật tươi khi thấy ống kính chĩa về phía mình. Đa phần họ có tuổi đời còn rất trẻ, chỉ vì những sai lầm nên họ phải chôn tuổi thanh xuân của mình vào trại.

Nguyễn Thanh T. 21 tuổi, quê ở Nghệ An, trắng trẻo và xinh gái kể rằng, quá khứ của em thích chơi hơn thích học nên đã tìn đến nơi mẹ làm giúp việc để trộm tiền và tài sản (khoảng 400 triệu đồng). Có được số tiền lớn trong tay, em mua sắm thoải mái cho thỏa cơn khát vật chất. Không lâu sau đó, em bị công an bắt về hành vi trộm tiền nhà chủ. Ngày nghe tòa tuyên mức án 5 năm tù, em chới với, mẹ và anh trai cũng từ mặt em từ đó.

Có những giọt nước mắt trải dài khi nhắc về gia đình, bố mẹ, con cái. Chị Trần Thị Ng, từ một người phụ nữ ngang bướng, không biết quý trọng tình cảm gia đình, đến lúc rời xa họ chị mới thấm thía nỗi nhớ người thân. Cũng vì không biết điểm dừng cho những canh bạc đỏ đen ấy mà từ một “đại gia”, ruộng đất bạt ngàn, chẳng mấy chốc chị “nướng” sạch vào những sòng bài. Chị nói với vẻ tiếc nuối: “Tôi háo thắng quá. Tài sản làm ra được bao nhiêu phá hết bấy nhiêu. Giờ mình ngồi tù, con cái nheo nhóc, nợ nần đổ hết lên vai chồng. Nghĩ mà thấy mình tệ quá. Ra tù, tôi nhất định phải bù đắp lại những lầm lỗi trước kia của mình”.

Các phạm nhân nữ ở trại giam Bình Điền giao lưu cùng chuyên gia tâm lý

Buổi sáng ở trại giam Bình Điền như một thế giới thu nhỏ. Họ cũng lao động, học nghề, học chữ và cải tạo tốt để con đường về nhà ngắn hơn. “Mức án của tôi là 10 năm vì tôi trộm cắp tài sản, tôi cải tạo tốt nên 3 lần tôi đã giảm án được 30 tháng”, chị T.T.A, quê ở Quảng Bình bộc bạch.

Trong số, những phạm nhân nữ có mặt tại hội trường, có đến 3 chị có con nhỏ dưới 36 tháng. Các chị đều sinh con trong trại giam, Chị L.T.M, kể rằng, chị vào tù được khoảng 15 ngày thì sinh con trong trại giam. Chừ em bé đã 15 tháng tuổi, không lâu nữa bé sẽ phải về sống với bố. Chị nhìn con xót xa, chừ mẹ con quen hơi nhau nhưng con phải được sống vui vẻ như bao đứa trẻ khác, trong môi trường khác. Thời gian cải tạo của chị còn dài quá, dễ hơn 20 năm nữa vì tội cướp đoạt tài sản...

Cũng trong sáng hôm ấy, chị N.T.L, một phụ nữ vừa hòa nhập cộng đồng đã trở lại trại giam Bình Điền. Chia sẻ về cuộc sống hiện tại, chị cho biết, giờ chị đã có cuộc sống ổn định khi được hội phụ nữ cho vay vốn để buôn bán nhỏ. Khép lại quá khứ để làm lại từ đầu với mong muốn làm ăn lương thiện và con cái học hành đến nơi đến chốn”. Chị L. không đơn độc khi mãn hạn tù, chị được các cấp, các ngành động viên và tiếp sức.

Theo chị Trần Thị Kim Loan, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, trong 5 năm qua, các cấp Hội tích cực huy động sự tham gia của cộng đồng xóa bỏ định kiến, kỳ thị, giúp đỡ, hỗ trợ nữ phạm nhân sau cải tạo trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng. Đặc biệt, quan tâm, theo dõi, thăm hỏi, động viên, tư vấn giới thiệu việc làm, khởi nghiệp giúp 120 chị em chấp hành xong án phạt tù hòa nhập cộng đồng và yên tâm lao động sản xuất, tích cực tham gia sinh hoạt Hội. Hội đã triển khai các đề án “Hỗ trợ Phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” và hoạt động hỗ trợ sinh kế cho hàng chục ngàn lượt chị em phụ nữ giúp các chị sớm ổn định cuộc sống.

Có sai lầm nhưng biết nhìn nhận và khắc phục đó là sự dũng cảm. Nhưng con đường về lại gia đình, xã hội vẫn còn nhiều chông gai để thử thách sự quyết tâm hướng thiện của những bóng hồng sau song sắt ấy. Rời trại giam, chúng tôi mang theo những ánh mắt đượm buồn nhìn với theo mình. Trong ánh mắt ấy là cả một khoảng trời hy vọng về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc bên ngoài song sắt.

Bài, ảnh: Thu Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế

Chẳng may đau ốm, bệnh tật... khiến nhiều phụ nữ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Nhưng, họ chưa bao giờ bị “bỏ lại phía sau”, bởi bên cạnh họ luôn có sự giúp đỡ, chăm lo của các cấp hội phụ nữ.

Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế
Hương Thủy phát động Tháng bình đẳng giới năm 2024

“Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới” là chủ đề Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 do thị xã Hương Thủy tổ chức sáng 29/11.

Hương Thủy phát động Tháng bình đẳng giới năm 2024

TIN MỚI

Return to top