ClockThứ Ba, 08/08/2023 11:00

Sự cần thiết thành lập Quỹ Phòng thủ dân sự

TTH - Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng thủ dân sự, một nội dung được dư luận quan tâm là việc thành lập Quỹ Phòng thủ dân sự.

Thắm tình quân - dân biên giới

leftcenterrightdel
 Lực lượng chức năng tìm kiếm nạn nhân trong vụ sạt lở ở Rào Trăng. Ảnh: L. Tuấn

Theo Thượng tá Lê Huy Nghĩa – Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, để thực hiện tốt Luật Phòng thủ dân sự thì việc “bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí, tài chính cho việc thực hiện luật, chú trọng kinh phí cho lực lượng tham gia” là điều rất cần thiết.

Việc hình thành một nguồn quỹ đảm bảo sự chủ động trong thực hiện sẽ góp phần sớm đưa luật vào cuộc sống. Nhằm tránh được sự chồng chéo trong huy động quỹ, Luật đã quy định rõ về nguồn tài chính của quỹ dựa trên nguyên tắc tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và nguồn điều tiết từ các quỹ ngoài ngân sách. Quy định này tạo sự an tâm đối với người dân trước những lo lắng có huy động đóng góp thường xuyên trong thời gian tới hay không.

Dự án Luật Phòng thủ dân sự được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 20/6/2023 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV với tỷ tán thành 94,94% tổng số đại biểu Quốc hội có mặt. Luật gồm 7 Chương và 55 điều và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2024.

Với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là phòng ngừa từ sớm, từ xa, thì việc hình thành nguồn quỹ nhằm phục vụ cho nhiệm vụ phòng thủ dân sự là phù hợp. Nước ta có vị trí địa lý đặc thù nên hàng năm đều hứng chịu nhiều loại hình thiên tai gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Với tình hình an ninh quốc tế rất phức tạp như trong thời gian vừa qua đòi hỏi phải có sự chuẩn bị lâu dài khi có sự cố, thảm họa, chiến tranh xảy ra. Việc hình thành quỹ sẽ giúp việc kêu gọi, tiếp nhận sự hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước được thuận lợi hơn. Với nguồn quỹ chủ động khi có sự cố, thảm họa xảy ra sẽ giúp làm giảm gánh nặng tài chính từ ngân sách, góp phần chủ động trong mua sắm, hỗ trợ, ổn định kịp thời đời sống của Nhân dân, khắc phục tốt hậu quả thảm họa xảy ra ở các địa phương cũng như trên cả nước, tránh được tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.

Một kinh nghiệm đã được nhiều người nhắc đến đó là sự hình thành quỹ trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19. Do tình thế cấp bách, việc hình thành quỹ trong phòng, chống dịch trong điều kiện chưa có nhiều cơ sở pháp lý dẫn đến nhiều khó khăn. Sau dịch, công tác kiểm tra, kiểm toán cũng đã chỉ ra một số thiếu sót trong quá trình sử dụng quỹ cần phải rút kinh nghiệm. Vì vậy, việc quy định thành lập Quỹ Phòng thủ dân sự sẽ góp phần hình thành những cơ sở pháp lý quan trọng; qua đó chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi có sự việc xảy ra, tránh nhũng khó khăn, lúng túng.

Xin thay lời kết bằng phát biểu của đại biểu Dương Khắc Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông tại hội trường, Quỹ Phòng thủ dân sự sẽ là "Nguồn lực tài chính giúp ứng phó kịp thời với thảm họa, sự cố xảy ra. Theo tôi, chúng ta không thể để nước đến chân, nhảy không kịp. Tuy nhiên, cũng cần phải quản lý quỹ cho hiệu quả".

Quốc Quân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa có văn bản gửi các thành ủy, thị ủy, huyện ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan báo chí triển khai một số nhiệm vụ tuyên truyền cuộc thi trực tuyến “Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”.

“Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”
UNESCO thành lập giải thưởng về giáo dục công dân toàn cầu

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vừa thành lập một giải thưởng do Hàn Quốc đề xuất, nhằm công nhận những nỗ lực trong việc nuôi dưỡng giáo dục về các vấn đề toàn cầu, như nhân quyền, tính bền vững và tính đa dạng, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 23/10 cho biết.

UNESCO thành lập giải thưởng về giáo dục công dân toàn cầu
Giá vàng 'nhảy múa', đại biểu Quốc hội kiến nghị thành lập sàn giao dịch vàng

Khoảng hơn 3 tuần nay, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn liên tục tăng cao. Giá vàng nhẫn điều chỉnh nhanh hơn và theo nhịp tăng của thế giới còn giá vàng miếng SJC phụ thuộc vào giá bán của Ngân hàng Nhà nước. Hiện, giá bán vàng miếng ở mốc 89 triệu đồng/lượng, cao nhất trong vòng 4 tháng qua. Bên cạnh đó, giá vàng nhẫn cũng ở mức gần 89 triệu đồng/lượng, cao nhất trong lịch sử. Ngân hàng Nhà nước cho biết giá vàng trong nước hiện chỉ cao hơn thế giới 5-7%.

Giá vàng nhảy múa , đại biểu Quốc hội kiến nghị thành lập sàn giao dịch vàng
Return to top