ClockThứ Năm, 21/10/2021 13:30

Sức khỏe tinh thần cho người khuyết tật

TTH - Không có hoặc ít khả năng phòng tránh các tác động do dịch COVID-19, người khuyết tật (NKT) là đối tượng rất dễ chịu tổn thương trong mùa dịch. Bởi thế, ngoài đảm bảo sức khỏe thể chất, công tác chăm lo sức khỏe tinh thần cho NKT cũng rất cần được chú trọng.

Thăm, tặng quà Trung tâm Bảo trợ người khuyết tật Tịnh Trúc GiaNgười khuyết tật được nâng cao vị thế và hòa nhập xã hội

Người khuyết tật với nhiều chọn lựa chăm sóc sức khỏe tâm trí. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đã nhiều tháng nay, chị Trần Hoa (A Lưới) đều đặn tham gia các lớp học TRE và thiền của Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng (CORMIS). Chị Hoa cho biết: “Tôi không muốn bỏ lỡ lớp học nào cả, từ nhảy tự do, yoga, thiền đến TRE. Buổi sáng, tôi dành thời gian một tiếng cho lớp học nhảy. Đến tối, khung giờ từ 19h30 – 21h, tôi sẽ tham giác lớp TRE, thiền”.

Năm 2003, chị Hoa không may mất 1/3 chân trái do tai nạn giao thông. Vốn là người hoạt bát, lạc quan, nhưng nỗi đau quá lớn vẫn khiến chị tự ti, thu mình. Từ khi đều đặn tham gia các lớp học, chị ngày càng tự tin: “Đã từng suy nghĩ tiêu cực, nhưng bây giờ tôi không còn mặc cảm là một NKT nữa. Cơ thể cảm thấy khỏe hơn, tôi dễ ngủ và ngủ ngon. Nhờ đó, dù tình hình dịch bệnh phức tạp, tôi vẫn suy nghĩ tích cực, lạc quan”.

Là một trong hàng chục NKT tại Huế đã và đang tham gia các khóa học, chị Hoa và những NKT chung cảnh ngộ được tiếp cận những hình thức chăm sóc sức khỏe tâm trí phù hợp nhất, đặc biệt là trong mùa dịch. Bà Mai Dung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho biết, đa dạng và phong phú các lớp học, ngoài TRE, yoga, thiền, hát thiền ca (bài hát mang lại năng lượng tích cực), nhảy tự do (dork dancing), trung tâm còn tập huấn xây dựng năng lực thực hành các kỹ năng sống hạnh phúc.

“Mục tiêu của lớp học là giải tỏa căng thẳng, giảm đau nhức, giúp NKT cảm nhận sự bình an, sống tích cực hơn. Từ đó, NKT tăng cường khả năng tự tin từ bên trong, gắn kết, cởi mở, giúp đối tượng này phát triển bền vững đặc biệt là trong các mạng lưới phụ nữ NKT”, đại diện Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng nói.

Do tình hình dịch bệnh và nhu cầu của NKT, các lớp học đã được linh động tổ chức theo hình thức online. Để làm được điều này, trung tâm đã hỗ trợ để NKT tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin. Bà Trương Thị Ngọc Anh, Chủ nhiệm câu lạc bộ Phụ nữ Khuyết tật tỉnh, nhận xét: “Nhờ tham gia các lớp học này, chị em hội viên CLB đã giải tỏa stress, căng thẳng, sức khỏe cũng ổn định hơn. Cuộc sống của nhiều hội viên lạc quan, tự tin hơn hẳn, từ đó hòa nhập cộng đồng tốt hơn”.

Tác động tích cực đến NKT, trong khi bộ môn yoga tập trung chuyên sâu về các bài tập giúp vận động cơ thể, làm mềm các vùng cơ bị bó lại thì thiền lại giúp NKT đặc biệt nặng, khó cử động giải tỏa căng thẳng, dịu bớt đau nhức theo phương pháp dễ thực hiện hơn. Đối với TRE, đây là phương pháp tập luyện dựa trên việc tác động lên một số cơ, giúp khởi động lại cơ chế giải tỏa căng thẳng tự nhiên bên trong cơ thể mỗi người.

Ngoài yoga, TRE và thiền, các bài thiền ca và nhảy tự do cũng tác động tích cực đến người tập. Đại diện Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho biết, các chị em tham gia đều có thể lựa chọn những bộ môn tùy theo tình trạng sức khỏe và sở thích của mình. “Đây đều là công cụ giúp giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, kể cả sang chấn tâm lý. Sau khi được hướng dẫn về kỹ thuật và biết cách tự quản lý, người tập có thể tự rèn luyện để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần”, bà Dung phân tích.

Trong thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng sẽ có thêm những kế hoạch mới. Cụ thể, Trung tâm sẽ đào tạo chuyên sâu đội ngũ hướng dẫn viên cộng đồng, chủ động hướng dẫn cho hội viên tại các địa phương (trong đó, có Thừa Thiên Huế). Từ đó, giúp mỗi địa phương tự chủ, linh động trong việc nâng cao nhận thức và thúc đẩy các hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm trí cho NKT, hỗ trợ để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần để NKT tự bảo vệ mình, nhất là trong lúc tình hình dịch bệnh vẫn có những diễn biến phức tạp.

Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh

Ngày 23/12, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức tập huấn công tác y tế trường học, Bảo hiểm y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh năm học 2024-2025.

Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh
Ngày hội việc làm cho người khuyết tật

Ngày 20/12, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC) tổ chức ngày hội việc làm cho người khuyết tật (NKT) với chủ đề "Cơ hội không của riêng ai". Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án Hòa nhập 1 - Dự án "Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của NKT tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam" trong chiến tranh do USAID tài trợ.

Ngày hội việc làm cho người khuyết tật

TIN MỚI

Return to top