ClockThứ Tư, 28/07/2021 14:17

Tận dụng vi sinh bản địa: Hiệu quả kép

TTH - Mô hình xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa (IMO) được Hội LHPN tỉnh xây dựng vừa góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường vừa giúp nông dân giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.

Đòn bẩy giúp phụ nữ khởi nghiệpBàn giao “Mái ấm niềm tin” cho phụ nữ nghèo

Hướng dẫn cán bộ, hội viên phụ nữ phường Hương Long, TP. Huế ủ phân vi sinh từ các phụ phẩm nông nghiệp

Đầu giờ chiều, trời nắng như đổ lửa song các chị phụ nữ xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang vẫn có mặt đúng giờ tại hội trường UBND xã để tham gia buổi tập huấn phân loại và xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa (IMO), do Hội LHPN tỉnh tổ chức. Chị nào cũng mang theo các vật dụng như thùng, phụ phẩm hữu cơ trong gia đình để áp dụng thực hành tại chỗ. Các chị cẩn thận ghi chép toàn bộ kiến thức về lý thuyết. Riêng ở phần thực hành, nhiều chị sử dụng điện thoại quay lại từng công đoạn để dễ áp dụng.

Làm nghề nông, gia đình chị Hoàng Thị Thu Sương (tổ 7, phường Hương Long, TP. Huế) có rất nhiều phụ phẩm nông nghiệp, nhất là đến mùa thu hoạch, vợ chồng chị không biết xử lý thân cây ngô, khoai, đậu như thế nào để mang lại hiệu quả. Chị Sương chia sẻ: “Được hướng dẫn xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa, tôi thấy rất hữu ích đối với người sản xuất nông nghiệp”.

Chị Đỗ Thị Bích Như, Phó Chủ tịch Hội LHPN phường Hương Long cho biết, việc phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình từng bước làm thay đổi ý thức, cách làm của phụ nữ nói riêng và người dân trong phường nói chung về việc tham gia bảo vệ môi trường.

Từ mô hình điểm tại tổ 7, Hội LHPN phường tiếp tục tăng cường công tác truyên truyền, tập huấn về phân loại, xử lý chất thải hữu cơ tại hộ gia đình bằng vi sinh IMO đến các chi hội khác trên địa bàn phường; tích cực vận động hội viên tham gia mô hình phân loại, tận dụng các vật dụng sẵn có trong gia đình để xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón phục vụ sản xuất.

Theo chị Lê Thị Hồng Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh, mô hình xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa (IMO) được Hội LHPN tỉnh xây dựng nhằm phát huy vai trò của hội viên phụ nữ trong bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống xanh.

Chị Thanh cho biết, mô hình sử dụng men vi sinh bản địa IMO giảm tối đa chi phí mua phân, thuốc bảo vệ thực vật; tạo ra sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hoàn toàn.

Về phương diện môi trường, các phế phẩm và phụ phẩm nông nghiệp được tận dụng hoàn toàn, giảm thải ra môi trường đất, nước và không khí ở khu dân cư. Bãi tập kết rác sau khi dùng men vi sinh IMO sẽ giảm được lượng rác thải và hạn chế mùi hôi. Tuy nhiên, để làm men vi sinh thành công các hộ cần lưu ý thực hiện đúng hướng dẫn, ghi nhật ký và làm nhiều lần.

Trước khi triển khai mô hình IMO cho các cơ sở, đội ngũ cán bộ Hội LHPN tỉnh đã được các chuyên gia là các kỹ sư nông nghiệp chuyển giao kỹ năng, phương pháp tập huấn hướng dẫn hội viên thực hiện. Với chi phí khoảng 60 nghìn đồng, từ các nguyên liệu thân thuộc như: Cám gạo, sữa chua, chuối, men rượu, men tiêu hóa và các loại đường có thể tạo ra khoảng 20 lít men gốc vi sinh IMO để xử lý rác thải hữu cơ trong sinh hoạt, phân chuồng trong chăn nuôi, khử mùi hôi từ nước thải... Từ cách làm này, trung bình lượng rác thải trong 1 ngày của một gia đình giảm thải ra môi trường khoảng hơn 50%.

Nguyên liệu sẵn có, sản phẩm có giá thành thấp lại hữu ích cho cuộc sống nên mọi người đều tâm đắc. Đến thời điểm hiện tại, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng được 8 mô hình điểm trên địa bàn toàn tỉnh và đang tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế

Chẳng may đau ốm, bệnh tật... khiến nhiều phụ nữ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Nhưng, họ chưa bao giờ bị “bỏ lại phía sau”, bởi bên cạnh họ luôn có sự giúp đỡ, chăm lo của các cấp hội phụ nữ.

Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế
Hương Thủy phát động Tháng bình đẳng giới năm 2024

“Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới” là chủ đề Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 do thị xã Hương Thủy tổ chức sáng 29/11.

Hương Thủy phát động Tháng bình đẳng giới năm 2024

TIN MỚI

Return to top