ClockThứ Bảy, 27/04/2019 07:59

Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện 481/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Hơn 200 cây thông bị thiêu rụiKhống chế vụ cháy rừng ở Lăng CôHương Trà: Không xảy ra cháy rừng, phá rừng tự nhiên trong năm 2018

Nội dung công điện như sau:

Hiện nay, nắng nóng gay gắt và hanh, khô diễn ra trên diện rộng, nguy cơ cháy rừng rất cao tại nhiều địa phương, nhiều khu rừng đang ở cấp cảnh báo cháy rừng cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm). Những ngày gần đây cháy rừng đã xảy ra tại một số địa phương: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Bà Rịa - Vũng Tàu... gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trên địa bàn. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương chỉ đạo triển khai một số việc trọng tâm, cấp bách sau:

1. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

- Chỉ đạo UBND các cấp và các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về phòng cháy, chữa cháy rừng coi đây là nhiệm vụ trọng tâm.

- Chỉ đạo lực lượng ứng trực 24/24 giờ; bố trí lực lượng canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì bằng dùng lửa.

- Điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, xử lý nghiêm người có hành vi vi phạm và trách nhiệm quản lý của người đứng đầu khi để xảy ra cháy rừng.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; chủ động thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong công tác chữa cháy rừng.

- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm tại trang điện tử: kiemlam.org.vn; thông tin ngay khi cháy rừng xảy ra về Cục Kiểm lâm theo số điện thoại: 0986668333; Email: fpd@kiemlam.org.vn để phối hợp chỉ đạo và huy động lực lượng chữa cháy rừng trong trường hợp cần thiết.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các địa phương tại các khu vực trọng điểm về cháy rừng. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khi có cháy rừng lớn xảy ra.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương tổng hợp yêu cầu hỗ trợ cấp bách kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ động các phương án hỗ trợ chữa cháy rừng trên địa bàn các đơn vị đóng quân, đồng thời huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng khi có yêu cầu.

5. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam có trách nhiệm thực hiện tốt công tác tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy rừng; kịp thời đưa thông tin về cảnh báo và dự báo cháy rừng trong thời kỳ cao điểm.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại

Kể từ năm 2007, ASEAN đã có những bước tiến trong việc đưa nhân quyền vào khuôn khổ của nhóm. Các cột mốc chính bao gồm thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) vào năm 2009 và thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AHRD) vào năm 2012. Những sáng kiến này được thiết kế để báo hiệu cam kết của ASEAN trong việc đưa nhân quyền làm nền tảng cho chiến lược phát triển khu vực.

Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top