ClockThứ Sáu, 25/11/2022 14:07

Tập huấn kỹ năng cung cấp thông tin cho báo chí và quy trình vận hành mạng lưới phát ngôn

TTH.VN - Lớp tập huấn do Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, UBND các huyện, thị, thành phố và UBND các xã.

Đại biểu tham dự đặt câu hỏi tại buổi tập huấn 

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Huy Hiển, Phó Giám đốc sở Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, mục tiêu hội nghị tập huấn lần này nhằm hướng tới xây dựng mối quan hệ với báo chí: Tin cậy, gần gũi và thân thiện trong việc cung cấp thông tin cho báo chí. Đồng thời, góp phần tăng thêm tính công khai, minh bạch trong công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa cơ quan hành chính nhà nước với lực lượng báo chí.

Lớp tập huấn đã trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp các cơ quan, đơn vị, địa phương hiểu rõ tầm quan trọng của công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; giúp cho các cơ quan, đơn vị nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để báo chí thực hiện quyền và trách nhiệm trong việc tiếp cận nguồn thông tin chính xác, kịp thời, trung thực, khách quan; giúp thông tin đến bạn đọc nhanh chóng, toàn diện, góp phần định hướng dư luận trên địa bàn.

Tin, ảnh: LIÊN MINH
 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện nghề sau những giải thưởng báo chí

Giải Báo chí Hải Triều lần thứ V – năm 2024 đã tìm ra chủ nhân của các giải thưởng cao quý. Phóng viên Quách Tiểu Bảo, Võ Đức Quang và Biên tập viên Nguyễn Bỉnh Bạch Sa – những tác giả đạt giải lần này đã có những chia sẻ thú vị về nghề, về những vui buồn trong tác nghiệp để đem đến cho công chúng những tác phẩm báo chí có ý nghĩa.

Chuyện nghề sau những giải thưởng báo chí
Thừa Thiên Huế - nơi ghi dấu Phan Đăng Lưu trên lĩnh vực báo chí

Thừa Thiên Huế không phải quê hương của đồng chí Phan Đăng Lưu, nhưng đã chứng kiến và ghi nhận sự đóng góp to lớn của đồng chí trên con đường hoạt động cách mạng thời kỳ năm 1936, đặc biệt những đóng góp to lớn trên lĩnh vực báo chí. Những di tích và một số địa điểm gắn liền với những hoạt động cách mạng của đồng chí Phan Đăng Lưu trên quê hương Thừa Thiên Huế không chỉ là niềm tự hào, mà còn có ý nghĩa trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Thừa Thiên Huế - nơi ghi dấu Phan Đăng Lưu trên lĩnh vực báo chí
Chuyện về “nhà báo huyện”

Ít ai biết, những phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đài huyện là những nhân tố đa năng trong hệ thống truyền thông. Nhưng phóng viên ở huyện có lẽ là những người ít được biết đến nhất trong nghề làm báo; bởi đài huyện là đơn vị tuyên truyền do UBND huyện quản lý chứ không phải là cơ quan báo chí chính thống.

Chuyện về “nhà báo huyện”
“Đi du lịch cũng là để học"

Trên chuyến xe đưa tôi cùng những người làm du lịch ra Quảng Bình khảo sát, học tập mô hình du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch OCOP, anh Tú - đại diện một doanh nghiệp chia sẻ: “Đi du lịch cũng là để học. Anh đi học để làm nghề du lịch, em đi học để khám phá những mô hình mới, cập nhật thông tin để có bài viết hay”. Quả thực, với người làm báo, mỗi chuyến đi là một lần học.

“Đi du lịch cũng là để học
“Báo chí phong trào” một thời ở Huế

Kể từ khi báo chí theo lối “Tân Văn” chào đời ở Huế vào cuối năm 1913, cho đến ngày đất nước thống nhất tháng 4 năm 1975, đã có gần hai trăm tờ báo các loại xuất hiện ở Huế và dần hình thành nên những dòng báo chí khác nhau: Báo chí yêu nước và cách mạng; báo chí các tôn giáo; báo chí thuần túy khoa học; báo chí theo xu hướng độc lập; và dòng báo chí thân chính quyền quản trị.

“Báo chí phong trào” một thời ở Huế

TIN MỚI

Return to top