ClockChủ Nhật, 03/11/2024 15:24

Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách trong công tác phòng, chống ma túy

Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 gồm 9 Dự án, 6 tiểu dự án do 8 bộ, ngành chủ trì nhằm tập trung giải quyết những vấn đề mang tính cấp bách trong công tác phòng, chống ma túy.

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV: Kỹ năng thoát nạn không được dừng lại ở lý thuyếtQuốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. (Ảnh CTV)

Sáng 3/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến một số nội dung chuẩn bị trình Quốc hội.

Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống ma túy

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.

 Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình bày tóm tắt Tờ trình. (Ảnh CTV)

Trình bày tóm tắt Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nêu rõ, tình hình ma túy thế giới, khu vực và các nước láng giềng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng, tác động trực tiếp, làm gia tăng nguy cơ, áp lực đối với công tác phòng, chống ma túy ở nước ta.

Tình hình ma túy ở trong nước diễn biến rất phức tạp và khó lường với số vụ, đối tượng và tang vật ma túy bắt giữ có xu hướng tăng qua các năm. Số người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vẫn còn ở mức rất cao, có ở mọi thành phần, lứa tuổi, địa bàn. Số xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy trong toàn quốc không giảm và chiếm tỷ lệ đa số (chiếm 83,7%).

Do đó, Chương trình nhằm tiếp nối và phát huy các thành tựu, kết quả đạt được của Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025 trên các mặt công tác lãnh đạo, chỉ đạo; tuyên truyền phòng ngừa; đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy; cai nghiện ma túy, quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy và quản lý sau cai.

Cùng đó, tập trung giải quyết, khắc phục những tồn tại, hạn chế và những vấn đề mang tính cấp bách trong công tác phòng, chống ma túy, cần đầu tư công của quốc gia trên các lĩnh vực giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma túy.

Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, thời gian thực hiện Chương trình từ năm 2025 đến hết năm 2030, trong đó, năm 2025 thực hiện các hoạt động xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản, tài liệu hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, hệ thống giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình; bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý Chương trình. Giai đoạn 2026 - 2030 triển khai đồng bộ, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đến năm 2030.

Tổng vốn thực hiện Chương trình: 22.450,194 tỷ đồng.

Bảo đảm nguồn lực đáp ứng mục tiêu, các chỉ tiêu đặt ra

Theo Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày, Ủy ban Xã hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết trình Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma tuý đến năm 2030 với cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn đã nêu tại Tờ trình.

 Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra. (Ảnh CTV)

Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm rà soát, đánh giá tính phù hợp của Chương trình với Quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và hệ thống quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch; phân tích các mục tiêu cụ thể và đề ra giải pháp thực hiện phù hợp nhằm bảo đảm tính khả thi và đạt hiệu quả;

Phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, phân tích, đánh giá, làm rõ các nội dung, hoạt động của các Chương trình mục tiêu để đề xuất cơ chế lồng ghép chính sách, tích hợp nguồn lực các nội dung, hoạt động, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Bên cạnh đó, làm rõ hơn giải pháp bảo đảm nguồn lực đáp ứng mục tiêu, các chỉ tiêu đặt ra của Chương trình, cơ cấu vốn các dự án thành phần, cơ chế đặc thù phân bổ vốn phù hợp cho các địa phương khó khăn, chưa tự cân đối ngân sách và có tính chất phức tạp về ma tuý; căn cứ xác định tỷ lệ vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương;

Cũng như sự phù hợp giữa việc bố trí vốn của Chương trình với dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công trung hạn; việc ban hành cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình và giải pháp để thực hiện Chương trình; việc ban hành cơ chế chính sách đặc thù...

Về thời gian thực hiện Chương trình, Ủy ban Xã hội thấy rằng, thời gian thực hiện Chương trình theo đề xuất của Chính phủ là phù hợp. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ bảo đảm việc bố trí nguồn lực dự kiến 65,1 tỉ đồng cho năm 2025 phù hợp với dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, bảo đảm tính khả thi về thời gian, nhiệm vụ thực hiện Chương trình.

Thẩm tra nội dung của các dự án thành phần, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nhấn mạnh: Dự án 4 về nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy ở cơ sở, Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ làm rõ căn cứ, tiêu chí, điều kiện để lựa chọn 2 nghìn xã có người nghiện ma tuý được hỗ trợ đầu tư nâng cấp sửa chữa, bổ sung trang thiết bị đủ điều kiện theo quy định để tiếp nhận và tư vấn cai nghiện; đánh giá hiệu quả, khả thi của công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng để cân đối bố trí vốn cho hoạt động này, tránh đầu tư lãng phí;

Tiếp tục rà soát phạm vi, đối tượng và nội dung hoạt động của dự án này bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, huy động sự tham gia, hỗ trợ tối đa nguồn lực cho phòng, chống ma túy ở cơ sở.

Về dự án 5 nâng cao hiệu quả cai nghiện ma túy và quản lý sau cai, đề nghị tiếp tục đánh giá rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu sát với nhiệm vụ trọng tâm và khả năng đáp ứng của nguồn vốn đầu tư thực dự án; Nghiên cứu bổ sung các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma tuý và quản lý người sau cai nghiện ma tuý.

Dự án 7 về truyền thông, giáo dục về phòng, chống ma tuý, đề nghị Chính phủ nghiên cứu có tiểu dự án riêng hoặc bố trí kinh phí, giao nhiệm vụ cho cơ quan liên quan phù hợp như Mặt trận Tổ quốc Việt nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Uỷ ban nhân dân cấp xã, thôn bản, tổ dân phố… tham gia truyền thông về phòng, chống ma tuý; có tiểu dự án về việc truyền thông giáo dục ở các địa bàn trọng điểm và đối tượng có nguy cơ cao.

Đối tượng thụ hưởng của Chương trình

- Người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy, người cai nghiện ma túy, người tham gia điều trị nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và người vi phạm pháp luật liên quan đến ma tuý thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

- Các tổ chức, cá nhân có liên quan thuộc các cơ quan: chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy; cai nghiện ma túy; điều trị nghiện ma túy và tham mưu, quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy.

- Cộng đồng người dân Việt Nam, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan.


Theo nhandan.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã
Ngày 29/11: Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật quan trọng

Ngày 29/11, theo Chương trình của kỳ họp 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật như: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Chứng khoán sửa đổi, Luật Kế toán sửa đổi; Luật Đầu tư công sửa đổi...

Ngày 29 11 Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật quan trọng
Return to top