ClockThứ Bảy, 23/05/2020 06:45

Chàng trai Tà Ôi không ngại khó khăn

TTH - Theo anh Hồ Nam Hoàng, Phó Bí thư Xã đoàn Hồng Thái (A Lưới), anh Nguyễn Văn Mạnh ở thôn Tu Vay là đảng viên, thanh niên trẻ tiêu biểu, không ngại khó khăn vươn lên làm giàu và đi đầu trong các phong trào tình nguyện tại địa phương.

Giúp thanh niên xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả

Nguyễn Văn Mạnh bên hồ cá của mình

Gần 12h trưa, anh Nguyễn Văn Mạnh vẫn hăng say trộn thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm. Anh giải thích: “Lo cho chúng ăn xong mình mới yên tâm ăn được. Ăn cơm trưa vào đầu giờ chiều là chuyện thường với nông dân như tôi”.

Vừa cho gà, vịt ăn, chàng trai người Tà Ôi có dáng người thấp đậm, nước da đen rắn vừa kể về mô hình kinh tế của mình bằng tất cả niềm đam mê. Khi mới tuổi đôi mươi, Mạnh đã biết tích cóp tiền bạc để làm vốn cho bản thân. Bất cứ ai thuê việc gì Mạnh cũng làm, từ thợ nề, trồng sắn thuê, thu hoạch keo tràm anh đều nhận lời. Tiền làm ra, Mạnh tiết kiệm bỏ heo đất. Năm 2010, khi lập gia đình, Mạnh đã có sẵn trong tay 25 triệu đồng làm vốn và anh bắt đầu xây dựng mô hình kinh tế từ đó.

Nhận thấy lợi thế có sông Tê Rênh, đồng cỏ tự nhiên và 2 ha sắn có thể làm thức ăn chăn nuôi, Mạnh lập kế hoạch đầu tư nuôi cá lồng. Anh lặn lội tìm đến các mô hình trong huyện học hỏi kinh nghiệm, đồng thời lên mạng tìm hiểu thêm các kiến thức nuôi cá lồng. Nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng, lồng cá trắm hàng trăm con không dịch bệnh, phát triển nhanh và cho anh thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm. 

Thành công đầu tay tạo động lực giúp Mạnh mở rộng đầu tư thêm mô hình chăn nuôi tổng hợp heo, gà, vịt, bồ câu. Từ vài chục con ban đầu, đến nay, anh phát triển lên hàng trăm con gia súc, gia cầm, tận dụng tối đa các phụ phẩm sẵn có tại địa phương để làm thức ăn chăn nuôi. “Vừa hạn chế chi phí vừa đảm bảo chất lượng đầu ra cho sản phẩm của mình”, Mạnh chia sẻ.

Cách đây 4 năm, khi huyện A Lưới vận động người dân thực hiện đề án nuôi bò sinh sản, anh Mạnh là một trong những hộ đầu tiên trong xã thực hiện, đầu tư mua 3 con bò giống để chăn nuôi. Vừa áp dụng phương pháp nuôi truyền thống vừa vận dụng những kiến thức mới được tập huấn vào chăm sóc, đàn bò của Mạnh sinh sản đều đặn, hiện đã lên 10 con. Mỗi năm, anh có thu nhập từ chăn nuôi bò khoảng 35 triệu đồng. Mạnh cho biết: “Với tôi, được lao động để mang lại thu nhập là niềm vui, niềm đam mê nên tất cả những công việc như cắt cỏ, chăm sóc bò, heo, gà... chưa bao giờ tôi thấy mệt”.

Mạnh đang tiếp tục tận dụng diện tích đất trong vườn trồng hàng chục gốc chuối già lùn. Anh cho biết: “Đầu tư nhiều mô hình để có nguồn thu nhập thường xuyên, đồng thời tránh tình trạng không may rủi ro nguồn thu này thì có nguồn thu khác đắp đổi”. Từ các mô hình trên, cộng với 2ha sắn và gần 1ha keo tràm, mỗi năm đã mang lại thu nhập cho gia đình anh gần 200 triệu đồng.

Mạnh tự hào, nhờ mô hình kinh tế dày công gầy dựng, anh có điều kiện chăm sóc người mẹ lớn tuổi tốt hơn, lo cho vợ con và phụ chị gái đơn thân nuôi con một mình. Niềm tự hào nữa là anh còn đầu tư và tạo mọi điều kiện để vợ hoàn thành lớp đại học Luật cách đây 2 năm.

Dù bận rộn với mô hình phát triển kinh tế, hai con còn nhỏ, nhưng vợ chồng Mạnh vẫn tích cực tham gia các hoạt động địa phương. Năm 2017, Mạnh vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng và 2 năm sau vợ của anh cũng có niềm vinh dự đó.

“Vợ chồng tôi động viên nhau đồng sức, đồng lòng xây dựng tốt hơn nữa mô hình kinh tế cũng như tích cực đóng góp cho cộng đồng để xứng đáng là người đảng viên trẻ tiên phong, gương mẫu”, Mạnh chia sẻ.

Bài, ảnh: HẢI THUẬN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy sức trẻ thực hiện tốt chương trình “Tình nguyện mùa Đông”

Sáng 21/12, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ ra quân chương trình “Tình nguyện mùa Đông” năm 2024, chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự có ông Nguyễn Chí Tài, UVTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy.

Phát huy sức trẻ thực hiện tốt chương trình “Tình nguyện mùa Đông”
Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao

Trong hành trình thoát nghèo và làm giàu bền vững, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã trở thành đòn bẩy quan trọng giúp nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện A Lưới vươn lên phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là huyện đoàn, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả đã ra đời, mang lại sinh kế ổn định cho ĐVTN.

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao
Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

Đại học Huế với vai trò là trung tâm đào tạo hàng đầu miền Trung, đã chủ động tích hợp công nghệ số vào công tác Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên (ĐTN - HSV) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường hiệu quả quản lý và đẩy mạnh phong trào sinh viên.

Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn
Return to top