ClockThứ Ba, 16/11/2021 06:45

Cùng vào cuộc, xung kích đẩy lùi dịch bệnh

TTH - Là huyện vùng cao, A Lưới chọn giải pháp kích hoạt các khu cách ly phục vụ người dân giám sát y tế tập trung (T) để đảm bảo an toàn. Chia sẻ vất vả với lực lượng tuyến đầu và hỗ trợ người dân, nhiều ban, ngành, đoàn thể cùng xung kích, góp phần tạo hiệu quả cho mô hình này.

Hỗ trợ người dân vùng cao bị ảnh hưởng do dịch COVID-19

Các đoàn viên ở A Lưới chuẩn bị bữa ăn cho người dân ở khu cách ly giám sát y tế tập trung

Bên bếp ăn tại nhà, các đoàn viên, thanh niên xã Hồng Thượng phụ nhau sơ chế nguyên liệu, nấu ăn. Từng món ăn nóng hổi được cho vào hộp trước khi được chuyển đến T giám sát y tế tập trung (Trường mầm non Hồng Thượng) để lực lượng tại T phục vụ bữa ăn cho người dân. Ngày 3 bữa, từ sáng đến tối, các đoàn viên luân phiên nhau đi chợ, chế biến món ăn cho người dân đang giám sát y tế tập trung. Anh Hồ Bá Thuật, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Hồng Thượng kể: “Chúng tôi có 10 chi đoàn và 40 đoàn viên tham gia công việc này, mỗi ngày có 4 đoàn viên đảm nhận nhiệm vụ, nam nữ đều xắn tay vào việc”.

A Lưới là địa phương triển khai kích hoạt các khu cách ly ở các xã, thị trấn để phục vụ công dân giám sát y tế sau khi hoàn thành cách ly tập trung tại các khu cách ly của tỉnh. Nhờ mô hình này, việc kiểm soát dịch bệnh đã cho thấy rõ hiệu quả. Đại diện lãnh đạo UBND huyện cho biết, do điều kiện nhà ở của nhiều người dân vùng cao còn khó khăn, chưa đảm bảo an toàn trong thực hiện giám sát y tế nên việc có các khu cách ly giám sát y tế tập trung đảm bảo an toàn hơn. Đến ngày 9/11, có 9 T phục vụ giám sát y tế của người dân và cũng nhờ mô hình này, đã có 29 trường hợp F0 được phát hiện khi giám sát, không có nguy cơ lây lan dịch ra cộng đồng.

Mỗi T được kích hoạt, yêu cầu vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch vừa tạo điều kiện phục vụ, hỗ trợ người dân lại đặt ra. Để mô hình trên đạt được hiệu quả, các ban, ngành, đoàn thể, mặt trận tại A Lưới cùng vào cuộc. Sau khi mỗi T được kích hoạt, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam huyện phối hợp các đơn vị liên quan hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu và kinh phí ăn uống hằng ngày từ nguồn xã hội hóa qua kênh mặt trận để người dân yên tâm.

“Bất kể đêm hôm, mưa nắng, khi các T cần, chúng tôi luôn cố gắng hỗ trợ. Ngoài lo chuyện đảm bảo bữa ăn cho người dân, UBMTTQ Việt Nam huyện cũng kịp thời có các hoạt động thăm, động viên lực lượng chức năng làm nhiệm vụ các T và kết nối vận động, trích quỹ Vì người nghèo của huyện để hỗ trợ cho những trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo đặc biệt khó khăn đang giám sát y tế tập trung”, bà Lê Thị Mai Loan, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện A Lưới cho biết.

Mỗi lực lượng đóng góp một “vai” đảm bảo hoạt động tại các T giám sát y tế. Lực lượng đoàn viên, thanh niên phối hợp với đơn vị y tế phun thuốc khử khuẩn trước khi các T được kích hoạt, sau đó, họ lại phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân và các đơn vị, đoàn thể cùng đi chợ, chuẩn bị các bữa ăn phục vụ người dân. Ban chỉ huy Quân sự huyện cũng huy động toàn lực lượng, trong đó có lực lượng dân quân tự vệ, ngày đêm làm tốt công tác chuẩn bị cơ sở vật chất nơi ăn ở, phục vụ người dân trở về từ vùng dịch một cách khẩn trương, nghiêm túc, nhanh chóng kích hoạt đưa vào sử dụng ngay khi có công dân đến cách ly, bảo đảm an toàn và phục vụ chu đáo trong các khu cách ly.

“Chẳng ai nề hà khó khăn, mọi người đều làm theo tinh thần tự nguyện. Đoàn Thanh niên và các đoàn thể, đơn vị còn vận động hỗ trợ nông sản và kinh phí nhằm tăng thêm nguồn thức ăn, thay đổi thực đơn để công dân đang giám sát y tế ăn ngon miệng hơn”, anh Trần Toàn, Bí thư Huyện đoàn chia sẻ.

Các lực lượng từ dân quân tự vệ, lực lượng công an các xã, thị trấn, các ngành, đoàn thể địa phương còn “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tổ chức truy vết hoặc nhắc nhở người dân không tụ tập đông người, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, thực hiện khuyến cáo “5K”, tiêm vắc-xin, khai báo y tế khi đi từ địa phương khác về, qua đó giúp người dân nâng cao ý thức trong phòng, chống dịch bệnh,  đồng thời thường xuyên phối hợp hỗ trợ tuần tra, kiểm soát người và phương tiện vào địa bàn…

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bé gái 7 tuổi bị chó dữ tấn công, vết thương sâu chạm xương cẳng tay

Ngày 5/5, BVTW Huế cho biết đang theo dõi, điều trị một bệnh nhi bị chó cắn nghiêm trọng. Đó là bé gái 7 tuổi ở khu vực 3 phường An Hòa, TP. Huế bị chó cắn với nhiều vết thương sâu phức tạp ở vùng cánh tay. Trong đó có vết thương nghiêm trọng chạm đến xương cẳng tay phải.

Bé gái 7 tuổi bị chó dữ tấn công, vết thương sâu chạm xương cẳng tay
Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
A Lưới đảm bảo điều kiện thoát nghèo trong năm 2024

Sau 2 năm (2022 - 2023) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), đến nay “bộ mặt” huyện A Lưới đã có nhiều khởi sắc, công tác giảm nghèo bền vững đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo điều kiện thoát khỏi tình trạng nghèo trong năm 2024.

A Lưới đảm bảo điều kiện thoát nghèo trong năm 2024
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Return to top