ClockThứ Tư, 18/08/2021 21:02

Tháo gỡ vướng mắc, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới

TTH - Sáng 18/8, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư về tình hình phát triển KT-XH giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2021 - 2025. Tham dự buổi làm việc có các ông: Lê Trường Lưu - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quang Tuấn - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Chí Tài - UVTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh.

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu (ngoài cùng bên trái) tại buổi làm việc

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,19%/năm do năm 2020 bị tác động bởi đại dịch Covid-19 chỉ đạt tăng trưởng 2,22%. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, giá trị gia tăng tăng trưởng bình quân 9,66%/năm, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng năm 2016 đạt 28,0% đến năm 2020 chiếm khoảng 32,15% trong GRDP; giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng trưởng bình quân 11%/năm (không đạt so với KH là 15%/năm), đạt 37.000 tỷ đồng vào năm 2020 (theo giá so sánh 2010), gấp 1,65 lần so với năm 2016. Nông, lâm, ngư nghiệp phát triển toàn diện; tốc độ tăng trưởng bình quân 0,38%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ - du lịch đạt 5,5%/năm (trong đó năm 2020 giảm sâu do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tăng trưởng âm 0,55%). Thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 11,7%/năm, tăng từ 5.219 tỷ đồng (năm 2015) lên 9.123,7 tỷ đồng (năm 2020), gấp 1,75 lần. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 4,2 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,8%/năm (không đạt so với kế hoạch 15%/năm). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 102.650 tỷ đồng, tăng bình quân 8,9%/năm (không đạt so với KH là tăng 15%/năm). Tỷ lệ năng suất các nhân tố tổng hợp TFP bình quân tăng 39,4%/năm, cao hơn giai đoạn trước là 26,3%/năm.

Theo dự báo phát triển KT-XH của tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2025 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021 - 2025 từ 7,5 đến 8,5%/năm, cụ thể: Tốc độ tăng GRDP đạt 7,5%/năm, đóng góp tăng trướng các ngành Nông nghiệp tăng (3,57%) - Công nghiệp (6,88%) - Dịch vụ (9,63); Tốc độ tăng GRDP đạt 8,5%/năm, đóng góp các ngành Nông nghiệp tăng (0,79%) - Công nghiệp (8,26%) - Dịch vụ (9,63%).

Đến năm 2025, GRDP/người đạt 3.500-4.000 USD (theo giá hiện hành, có tính đến biến động của tỷ giá hối đoái). Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ chiếm 53-54% GRDP, công nghiệp và xây dựng 31-32%, nông nghiệp 7-9%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6-7%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều còn 2–2,2%. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 62-65%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 56-57%. Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch đạt 100%. Lao động được đào tạo đạt 65-70%.

Tại buổi làm việc, Ban Kinh tế - Ngân sách đã ghi nhận những kết quả mà Sở Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai thực hiện trong thời gian qua. Đồng thời, yêu cầu Sở tiếp tục có những phân tích, đánh giá làm rõ nguyên nhân của những thuận lợi, khó khăn để xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đạt kết quả tốt hơn trong giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, ông Lê Trường Lưu - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận những kết quả mà Sở Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai thực hiện trong thời gian qua. Đồng thời, yêu cầu Sở đánh giá lại sâu sát hơn quá trình thực hiện nhiệm vụ trong 5 năm qua để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, thiếu sót và làm tốt hơn nhiệm vụ tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư cần đánh giá lại hiệu quả của các dự án đầu tư công, dự án trọng điểm; chú trọng công tác quy hoạch chi tiết để đem lại hiệu quả cao. Cần đề ra mục tiêu, giải pháp cụ thể để thực hiện các quy hoạch và đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư, tháo gỡ những vướng mắc nhằm tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, đơn vị cần xây dựng đội ngũ lãnh đạo quản lý dám nghĩ dám làm; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Thuathienhue.gov.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Return to top