ClockThứ Bảy, 13/06/2020 06:30

Thêm kiến thức để vươn khơi

TTH - Đổi mới công tác tuyên truyền về biển, đảo để đạt hiệu quả cao là nhiệm vụ quan trọng được huyện Phú Lộc triển khai trong năm 2020.

Phú Lộc là địa bàn trọng điểm về du lịch. Đội ngũ hướng dẫn viên đến địa bàn cần được bồi dưỡng kiến thức về tuyên truyền biển đảo, thông tin đối ngoại

“Mốc sống” giữa Biển Đông

Sau chuyến bám biển dài ngày, toàn thể ngư dân trên 76 tàu đánh bắt xa bờ thuộc thôn Đông Hải, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc có dịp gặp mặt trao đổi thông tin về tình hình biển đảo tại hội nghị tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, do Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Lộc phối hợp tổ chức.

Ngư dân chăm chú nghe các báo cáo viên giải thích về tính pháp lý và những bằng chứng khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, chỉ rõ những việc làm sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian vừa qua. Cùng với đó, các chủ trương, đối sách của Đảng, Nhà nước ta trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc cũng được thông tin cho ngư dân nắm vững.

Anh Trần Thoạn, Chi hội trưởng Chi hội tàu đánh bắt xa bờ xã Lộc Trì, bộc bạch: Ngư trường đánh bắt của ngư dân chúng tôi chủ yếu ở vùng biển Hoàng Sa. Mỗi con tàu của bà con vươn khơi bám biển được ví như những “cột mốc sống” giữa Biển Đông nên ai cũng rất tự hào. Do đó, chúng tôi cần được nắm vững quy định cơ bản của Luật Biển Việt Nam, Công ước Luật biển Quốc tế và các quy định về hoạt động khai thác khơi xa như chế độ thông tin, xác định vị trí tọa độ... để làm cơ sở đấu tranh pháp lý khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền của nước ta trên khu vực Biển Đông.

Anh Trần Lương, hội viên đội tàu đánh bắt xa bờ thôn Đông Hải cho biết thêm: Mỗi đợt trao đổi thông tin như thế này, những thắc mắc, kiến nghị của bà con ngư dân về chính sách hỗ trợ khai thác thủy sản, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế biển cũng được lãnh đạo các cấp giải đáp thoả đáng, giúp chúng tôi yên tâm bám biển dài ngày.

Đa dạng hóa hình thức, đối tượng tuyên truyền

Theo Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Lộc, ông Lê Văn Thông, thời gian qua, những bất cập, tồn tại trong việc tuyên truyền về biển đảo đã được các ban ngành, địa phương trên địa bàn nhìn nhận, đánh giá toàn diện. Cụ thể như việc phối hợp trong xử lý các vấn đề đột xuất, nhạy cảm rất bị động; nội dung, phương thức tuyên truyền chưa đáp ứng nhu cầu từng nhóm đối tượng. Việc phát huy năng lực nắm bắt dư luận xã hội nhằm kịp thời phản ánh và tổng hợp, tham mưu cho các cấp ủy Đảng định hướng dư luận xã hội theo hướng tích cực vẫn còn nhiều hạn chế.

Qua các đánh giá, phân tích, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Lộc đề ra nhiệm vụ tuyên truyền về biển đảo trong năm 2020 với các nội dung chủ yếu như: tăng cường mở rộng, đổi mới phương thức hoạt động theo phương châm “chính xác, kịp thời, sinh động, phù hợp từng đối tượng”, đa dạng hóa các loại hình, đối tượng tuyên truyền. Theo đó, ngoài lực lượng nòng cốt là báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp, các cán bộ cơ sở, các trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, đoàn viên, hội viên đều phát huy vai trò trong công tác thông tin tuyên truyền. Hình thức tuyên truyền ngày càng đa dạng, thông qua tiếp xúc cử tri, tiếp dân, sinh hoạt các câu lạc bộ…

Liên quan đến đối tượng tuyên truyền, ông Lê Văn Thông bày tỏ quan điểm, Phú Lộc là địa phương trọng điểm về du lịch, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch hoạt động trên địa bàn có thể nói là những “nhà ngoại giao” quảng bá hình ảnh con người, đất nước Việt Nam. Do đó, phải quan tâm bồi dưỡng kiến thức về tuyên truyền biển đảo, thông tin đối ngoại cho lực lượng này. Đồng thời, tăng cường giới thiệu hình ảnh bản đồ đất nước với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên các phương tiện quảng cáo, để khẳng định rõ chủ quyền biển đảo của Việt Nam với bạn bè quốc tế…

Cũng theo ông Lê Văn Thông, việc nâng cao năng lực phân tích, dự báo tình huống và các phương án định hướng thông tin ở từng cấp độ đóng vai trò quan trọng. Qua đó, công tác tuyên truyền về biển đảo sẽ góp phần củng cố niềm tin trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân; đồng thời thúc đẩy phát trển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, tăng cường thực thi pháp luật trên biển, thu hút nhiều dự án đầu tư ở các địa phương ven biển, đem lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn.

Bài, ảnh: BÁ TRÍ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới

Ngày 4/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Bệnh viện Trung ương Huế; Bệnh viện Quân y 268 Quân khu 4, tổ chức chương trình kết hợp Quân dân y năm 2024, khám, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho Nhân dân khu vực biên giới xã Vinh Hiền (Phú Lộc).

Khám, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới
Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về

TIN MỚI

Return to top