ClockChủ Nhật, 28/08/2016 15:08

“Mong có sức khỏe để được chăm lo đời sống cho đồng bào”

TTH - “Muốn tìm hiểu về điển hình học tập và làm theo Bác ở cơ sở, xin mời nhà báo về thôn Paring xã Hồng Hạ gặp Bí thư Chi bộ Nguyễn Hoài Nam” – Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy A Lưới, ông Hồ Đàm Giang giới thiệu...

Rót trà mời khách, ông Nam bắt đầu tiếp chuyện: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày càng trở nên thiết thực đối với nông dân. Chỉ có tiết kiệm trong chi tiêu, tiết kiệm trong sản xuất và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì nông dân mới làm ăn hiệu quả. Vì vậy, phải ra sức vận động bà con để tạo sự chuyển biến trên miền quê nghèo này”. Để chứng minh cho điều vừa nói, ông Nam đưa tôi tới thăm nhà anh Hồ Văn Phương. Căn nhà được xây dựng khang trang, tiện nghi sinh hoạt đầy đủ là thành quả từ sự lao động cần mẫn, tiết kiệm của cả gia đình. Anh Phương cho biết: “Nhờ ông Nam vận động, tôi đã tích lũy vốn thu nhập từ 12 ha rừng tràm và vay mượn thêm để đầu tư chiếc xe tải làm dịch vụ nghề rừng, mỗi năm đem lại nguồn thu nhập gần cả trăm triệu đồng cho gia đình. Trong thôn này, nhiều gia đình khá lên là nhờ ông Nam vận động, hướng dẫn bà con làm ăn cả đấy!”.

Nhìn ông Nguyễn Hoài Nam, ít ai nghĩ rằng người đảng viên này đã ở vào tuổi 70 bởi tác phong nhanh nhẹn. Cùng ông lội nửa ngày trời trên vùng đất sơn cước, tôi thấm mệt, nhưng ông đến đâu là vào việc ngay đến đó. Từ truyền đạt chủ trương bê tông giao thông nông thôn, rồi xin ý kiến của dân về việc đóng góp các nguồn quỹ, đến vận động người dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hạch toán chi tiêu, đẩy mạnh sản xuất, phát huy lợi thế về du lịch sinh thái để làm ăn... Với người Kinh hay đồng bào dân tộc thiểu số, gặp ai dường như ông cũng biết và người nào cũng thân tình chào ông. Ông Nam nói nhỏ với tôi: Phải sát dân mới đưa cuộc vận động đi vào chiều sâu, từ đó mới phát triển phong trào được.

Sinh ra ở vùng đất nghèo Hồng Hạ của A Lưới, là người dân tộc Ka Tu, đảng viên Nguyễn Hoài Nam đã từng thoát ly tham gia cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ. Sau 1977 trở về quê hương, ông đảm nhận nhiều cương vị: Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện, Chánh văn phòng UBND huyện, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy. Đến ngày nghỉ hưu ông vẫn tham gia công tác ở địa phương, nay là Bí thư Chi bộ thôn Paring... Dù ở cương vị công tác nào ông cũng luôn trăn trở, hết lòng với công việc được giao. Những năm 1989 đến 1993, đảng viên Nguyễn Hoài Nam là Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy A Lưới, được Thường vụ Huyện ủy giao nhiệm vụ xuống chỉ đạo tại xã Hồng Hạ. Thời điểm này, ông tích cực bám sát cơ sở, cùng với cán bộ xã tập trung đẩy mạnh các phong trào hoạt động nhằm phát hiện các quần chúng ưu tú để xem xét bồi dưỡng kết nạp, chăm lo phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Năm 1993, khi có quyết định nghỉ hưu, ông vẫn tiếp tục tham gia công tác tại Đảng ủy xã Hồng Hạ. Cùng với tập thể Đảng ủy, ông đã lãnh đạo địa phương phát huy được tiềm năng về phát triển kinh tế từ rừng, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Qua hơn 10 năm công tác tại Đảng ủy xã, ông đã góp phần vận động nhân dân trong xã khai hoang trồng rừng với tổng diện tích hơn 600ha. Nhờ đó, địa phương này đã từng bước xóa được đói, giảm được nghèo.

Giàu nhiệt tình và lòng nhân ái, lại có quá trình cống hiến trong cuộc kháng chiến cống Mỹ của dân tộc, phát huy tinh thần đó, đảng viên Nguyễn Hoài Nam luôn đi đầu trong phong trào vận động Nhân dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương ngày càng phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững, chính trị được ổn định. Vậy nhưng, khi được hỏi về thành tích, ông Nam cứ nhắc đi nhắc lại: “Mình vẫn chưa làm được gì nhiều cho bà con…”. “Mong có sức khỏe để được chăm lo đời sống cho đồng bào”…

Với những thành quả trong công cuộc vận động Nhân dân chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, từng bước xây dựng đời sống mới, ông Nguyễn Hoài Nam vinh dự được Ban Thường vụ Huyện ủy A Lưới tuyên dương về thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sắp diễn ra.

Quốc Tuấn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai mạc tuần lễ du lịch chăm sóc sức khỏe năm 2024

Tối 22/11, Sở Du lịch tổ chức chương trình khai mạc “Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe (CSSK) - Wellness Tourism Weekend” năm 2024. Đây là sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông - “Mùa Đông xứ Huế” (diễn ra từ tháng 10 - 12) của Festival Huế 2024.

Khai mạc tuần lễ du lịch chăm sóc sức khỏe năm 2024
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

A Lưới là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ vào lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cụ thể từ tỉnh và huyện đã giúp người dân nơi đây áp dụng các mô hình kinh tế bền vững, từ đó cải thiện đáng kể đời sống.

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao
Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô

Vùng đất phía tây Thừa Thiên Huế không chỉ thu hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn nhờ vào sự đa dạng về văn hóa và nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS). Trong đó, nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô đã trở thành một biểu tượng đặc sắc, mang trong mình những giá trị lịch sử và tâm linh. Giữa dòng chảy của thời gian, ông Cu Đài, một nghệ nhân điêu khắc gỗ đã nỗ lực hết mình để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.

Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô
Return to top