ClockThứ Tư, 21/12/2016 05:06

70 năm phòng tuyến bắc sông Truồi

TTH - Ngày 19/12/1946, thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngay sau khi thực dân Pháp bội ước nổ súng xâm lược nước ta một lần nữa.

Các cuộc chiến đấu ác liệt đã diễn ra trong từng khu phố. Ảnh: TL

Cũng ngay trong đêm lịch sử đó, Bộ đội Thừa Thiên phối hợp với tự vệ thành phố bất ngờ nổ súng tấn công vào các căn cứ quân sự của Pháp ở Huế. Vòng vây ngày càng khép chặt buộc địch phải co cụm vào các công sự, cố thủ chờ viện binh. Phải đợi đến gần 1 tháng sau, sau khi đánh chiếm xong Đà Nẵng, ngày 17/1/1947, thực dân Pháp mới tập trung được 5 ngàn quân, trang bị vũ khí hiện đại đổ bộ vào Lăng Cô, ồ ạt hành quân qua Phú Lộc nhằm giải tỏa cho binh lính Pháp bị vây hãm ở Huế. Vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta, mãi đến ngày 26/1/1947, sau khi tiếp tục có thêm viện binh, giặc Pháp mới tiến tới bờ nam sông Truồi, nơi các lực lượng của ta sẵn sàng đợi địch.

Nắm bắt dã tâm xâm lược của người Pháp, từ cuối năm 1946, dưới sự lãnh đạo của Đảng, du kích các xã Đại Đức, Đại Thành (thuộc xã Lộc An) và Đại Định, Đại Phố (Lộc Điền) cùng với trung đoàn Trần Cao Vân nổi tiếng đã dồn sức thiết lập một hệ thống giao thông hào dọc theo bờ sông Truồi, chạy vào các thôn làng và đắp các ụ công sự sẵn sàng chiến đấu. Trụ sở chỉ huy được đặt tại làng Bàn Môn. Nhân dân các xã dọc theo sông Truồi còn chặt cây dựng nên các vật cản, đặc biệt một vọng gác được bố trí ở khe Dài thuộc vùng thượng nguồn, nay là địa phận của xã Lộc Hòa. Cầu bắc qua sông Truồi cũng được đánh sập để chặn đà tiến công của quân thù. Phòng tuyến bắc sông Truồi trở thành một hình ảnh tiêu biểu về phong trào toàn dân kháng chiến ngập tràn khí thế cách mạnh ngay từ ngày đầu kháng chiến chống Pháp ở Thừa Thiên Huế. 

Cuộc chiến diễn ra ở phòng tuyến bắc sông Truồi cực kỳ ác liệt. Không hề nao núng trước sức tấn công mạnh mẽ của quân Pháp, bộ đội chủ lực ta dưới sự chỉ huy của thiếu tá Trần Gia Hội cùng với quân dân các địa phương dọc sông Truồi đã tổ chức đặt mìn, bẫy hầm chông tiêu diệt không ít tên giặc khi chúng đi vào địa phận các xã. Rất nhiều đợt tiến công của địch đã bị ta kiên cường đánh trả và bẻ gãy. Trong tình thế cực kỳ khốc liệt, thực dân Pháp buộc phải cho máy bay dội bom và bắn pháo cấp tập từ Đá Bạc lên nhằm vào phòng tuyến sông Truồi. Sau đó, kẻ địch đã chia lực lượng thành 2 cánh. Một cánh đánh thọc từ khe Dài xuống và một cánh từ Hà Châu, Hà Thành vào. Tương quan lực lượng quá chênh lệch, quân ta buộc phải rút lui để bảo toàn lực lượng, phòng tuyến bắc sông Truồi bị vỡ. Giặc bắc cầu phao qua sông, rồi tiếp tục vượt sông Nong, tràn qua Phú Bài về Huế.

Nhân dân các xã vùng Truồi đã đóng góp nhiều sức người, sức của trong cuộc chiến đấu ở phòng tuyến bắc sông Truồi. Không ít chiến sĩ dân quân du kích và người dân ở đây đã ngã xuống trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Họ đã góp phần ngăn cản bước tiến của quân xâm lược. Tính ra, phải mất 16 ngày đêm ròng rã, giặc Pháp mới hành quân được từ Phú Lộc về Huế, một quãng thời gian cực kỳ quan trọng để lực lượng kháng chiến có những tính toán hợp lý và bảo toàn lực lượng trong điều kiện thế giặc đang mạnh. Sau khi phòng tuyến bắc sông Truồi bị vỡ, cán bộ và Nhân dân các xã vùng Truồi nhanh chóng ổn lực lượng và tinh thần, sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện với tinh thần “một tấc không đi, một ly không rời”. Không lâu sau đó, vào tháng 7/1947, Huyện ủy Phú Lộc đã có quyết định chuyển chiến khu từ khe Lớ về động Truồi, vùng thượng nguồn sông Truồi, để xây dựng thành chiến khu Truồi, cái nôi của phong trào kháng chiến chống Pháp ở huyện Phú Lộc, kéo dài đến tận cuối năm 1948 mới xây dựng chiến khu mới ở vùng khu III.

Cách nay không lâu, tôi có dịp ghé lên khe Dài, nơi 70 năm về trước một vọng gác đã được dựng lên trong cuộc chiến bảo vệ phòng tuyến bắc sông Truồi. Nằm ở vùng thượng nguồn sông Truồi, vùng khe Dài bây giờ là được chia thành 2 thôn, gồm Nam Khe Dài và Bắc Khe Dài thuộc xã Lộc Hòa (Phú Lộc). Tuyệt nhiên không còn những dấu vết của cuộc chiến năm xưa và cả thời kỳ sau này. Cảnh rừng núi rậm rạp và hoang vu xưa cũng dần đẩy lùi để nhường chỗ cho những xóm làng tươi vui, rộn vang tiếng cười con trẻ. Đi tìm lại những người lính từng tham gia cuộc chiến năm xưa nay chẳng còn gặp được ai, họ đã khuất bóng hay đang sống tuổi già ở nơi xa. Đứng ở cầu Khe Dài, cảnh quan của toàn vùng hạ lưu sông Truồi hiện rõ mồn một, cả những lối đi nhỏ ngoằn ngoèo mà xưa kia nơi vọng gác Khe Dài ta có thể quan sát rõ những bước hành quân của quân giặc. Chợt như sống lại ngày ấy đã 70 năm trôi qua, ông cha đã chủ động đón giặc ở đây trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp và sau đó đã kết thúc bằng đại thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập kết ra Bắc-Tình sâu nghĩa nặng, 70 năm khắc ghi

Tối 16/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình Cầu truyền hình "Tập kết ra Bắc-Tình sâu nghĩa nặng" tại 3 điểm cầu: Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa. Đây là chương trình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc, một cuộc dịch chuyển lực lượng lịch sử, thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ghi dấu giai đoạn quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc.

Tập kết ra Bắc-Tình sâu nghĩa nặng, 70 năm khắc ghi
Các sự kiện, chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Hai chương trình nghệ thuật đặc biệt được truyền hình trực tiếp, trình chiếu phim tài liệu “Bác sĩ Trần Duy Hưng - Một phẩm cách Hà Nội”, phim truyện điện ảnh “Đào, Phở và Piano” là một phần trong loạt sự kiện, chương trình trọng điểm được Đài truyền hình Việt Nam chuẩn bị ra mắt trên các kênh sóng VTV nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Các sự kiện, chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô
Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết

Tối 1/9, chương trình cầu truyền hình Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết (1954 - 2024) đã diễn ra tại ba điểm cầu Khu lưu niệm Đoàn tàu không số, Lữ đoàn 125 - Vùng 2 Hải Quân (phường Cát Lái, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh (Phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) và Khu lưu niệm đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 tại thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa).

Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết
Trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho đảng viên

Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2024), ngày 30/8, Đảng bộ thị trấn Phú Đa (Phú Vang) tổ chức trao tặng huy hiệu 70 năm tuổi đảng cho đảng viên Trần Thị Linh, đảng viên Chi bộ Viễn Trình. Ông Trần Gia Công – TUV, Bí thư Huyện ủy Phú Vang dự, trao tặng Huy hiệu và tặng hoa chúc mừng.

Trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho đảng viên
Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024):
Sáng ngời bản lĩnh ngoại giao Việt Nam

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mặt trận ngoại giao luôn đóng vai trò quan trọng, phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự và chính trị để mang đến những thắng lợi to lớn cho dân tộc. Sự kiện ký kết Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam cách đây 70 năm là minh chứng cho bản lĩnh vững vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam. Lần đầu tham gia một hội nghị đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, các nước lớn tham gia hội nghị đều có mục tiêu và lợi ích riêng nhưng đoàn đàm phán của ta đã phát huy chiến thắng trên chiến trường, sức mạnh chính nghĩa của dân tộc, kiên định về nguyên tắc nhưng mềm dẻo về sách lược để giành được những kết quả quan trọng trên bàn Hội nghị Geneva.

Sáng ngời bản lĩnh ngoại giao Việt Nam

TIN MỚI

Return to top