ClockThứ Sáu, 21/06/2019 14:51

Các dân tộc thiểu số A Lưới đoàn kết, phát huy nội lực

TTH.VN - Đó là chủ đề của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) huyện A Lưới lần thứ III, năm 2019, diễn ra sáng 21/6. Đến dự có bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; 150 đại biểu đại diện cho 39.848 người đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.

Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri A Lưới, Phú Lộc và Hương ThủySản phẩm du lịch mới của A LướiĐoàn kết phát huy nội lực, hội nhập và phát triểnChung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số

Trao giấy khen cho các tập thể đạt thành tích xuất sắc trong công tác thực hiện chính sách dân tộc

A Lưới có tổng số 13.448 hộ, với 51.398 khẩu, trong đó DTTS chiến trên 77,5%. 5 năm qua, huyện chú trọng chăm lo giải quyết tốt chính sách xã hội, chính sách dân tộc cho đồng bào các DTTS trên địa bàn. Chương trình 135 giai đoạn 2014-2019 tiếp tục thực hiện đầu tư hơn 82 tỷ đồng xây dựng 78 công trình; đầu tư 15 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất cho hơn 1.800 lượt hộ nghèo để thực hiện chăn nuôi và trồng cây ăn quả.

Thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg, huyện đã hỗ trợ khai hoang đất sản xuất hơn 2 tỷ đồng/152 hộ; mua sắm nông cụ sản xuất gần 2 tỷ đồng/435 hộ; hỗ trợ đầu tư công trình nước sinh hoạt phân tán gần 800 triệu đồng/613 hộ, đầu tư công trình nước sinh hoạt tập trung với số vốn hơn 1 tỷ đồng. Chính sách vay vốn theo Quyết định 2085/QĐ-TTg với tổng số vốn vay là 15 tỷ đồng/311 hộ vay...

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá được thực hiện thường xuyên. So với năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 của huyện giảm còn 21,5% (giảm 13,53%). Hiện địa phương đã có 2/18 xã đồng bào DTTS đạt chuẩn nông thôn mới...

Đại hội đã định hướng một số nhiệm vụ công tác dân tộc và chính sách dân tộc đến năm 2024 với các giải pháp chủ yếu như gắn xây dựng nông thôn mới với giảm nghèo bền vững; xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở phát huy thế mạnh của vùng đồng bào DTTS; xây dựng nếp sống văn minh, kế hoạch chi tiêu hợp lý, tích lũy để tái đầu tư, biến nông sản thành hàng hóa.

Đồng thời, tiếp tục bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa bản sắc dân tộc; phát huy vai trò của già làng, trưởng bản nhằm tập hợp các tầng lớp đồng bào, nhất là thế hệ trẻ thực hiện nhiệm vụ xây dựng quê hương A Lưới giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng – an ninh.

 

Tin, ảnh: Nguyên - Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

A Lưới là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ vào lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cụ thể từ tỉnh và huyện đã giúp người dân nơi đây áp dụng các mô hình kinh tế bền vững, từ đó cải thiện đáng kể đời sống.

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô

Vùng đất phía tây Thừa Thiên Huế không chỉ thu hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn nhờ vào sự đa dạng về văn hóa và nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS). Trong đó, nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô đã trở thành một biểu tượng đặc sắc, mang trong mình những giá trị lịch sử và tâm linh. Giữa dòng chảy của thời gian, ông Cu Đài, một nghệ nhân điêu khắc gỗ đã nỗ lực hết mình để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.

Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô
Return to top