ClockThứ Hai, 28/08/2023 16:46

Cần bồ sung nguồn vốn ủy thác cho các đối tượng vay vốn

TTH.VN - Ngày 28/8, Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh có buổi làm việc với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Thừa Thiên Huế về tín dụng chính sách (TDCS). Ông Nguyễn Quang Tuấn, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Đồng hành cùng A Lưới thoát nghèoPhòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phong Điền có Giám đốc mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội 

Chi nhánh NHCSXH Thừa Thiên Huế  đã và đang triển khai trên 20 chương trình TDCS, dư nợ đến 31/7/2023 là 4.007 tỷ đồng, với trên 93.000 khách hàng. Song song với việc mở rộng quy mô tín dụng, chi nhánh thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng, nợ quá hạn đến 31/7/2023 là 1,7 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn 0,04%. Tổng doanh số cho vay từ khi thành lập chi nhánh đến nay đạt trên 15.300 tỷ đồng, với trên 767 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện sinh hoạt.

Chính sách tín dụng cùng với các chính sách khác góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giai đoạn 2005-2010 từ 21,17% xuống còn 3,56% vào cuối năm 2022 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025. Thông qua các chương trình TDCS của NHCSXH đầu tư cho vay tại các xã xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần giúp 65/94 xã được công nhận đạt chuẩn xây dựng NTM, 2 huyện hoàn thành và đạt chuẩn xây dựng NTM.

Bà Phạm Hương Giang, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH Thừa Thiên Huế thông tin: Cùng với nguồn vốn Trung ương, hàng năm, địa phương đã chuyển vốn sang NHCSXH tỉnh để thực hiện các chương trình TDCS theo các chương trình, dự án của địa phương. Lũy kế nguồn vốn địa phương chuyển sang NHCSXH tỉnh đến 31/7/2023 là 202,6 tỷ đồng, chiếm 5,1% trong tổng nguồn vốn thực hiện tại NHCSXH tỉnh, đến 31/7/2023 dư nợ nguồn vốn địa phương thực hiện là 200,7 tỷ đồng đạt 99,1% kế hoạch nguồn vốn. Mặc dù thời gian qua, tỉnh đã quan tâm bổ sung nguồn vốn TDCS hàng năm, năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên, tỷ lệ nguồn vốn ủy thác địa phương so với tổng nguồn vốn TDCS của tỉnh còn thấp so với bình quân chung cả nước (toàn tỉnh mới đạt 5,1%, bình quân chung toàn quốc là 10,6%).

Nguồn vốn tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo 

Tại buổi làm việc, các đại biểu tham dự đã có nhiều chia sẻ, xung quanh việc đưa nguồn vốn TDCS đến gần hơn với người dân

Ông Nguyễn Quang Tuấn, đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong thời gian qua của NHCSXH tỉnh. Đồng thời ghi nhận những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; cam kết sẽ báo cáo, đề xuất những vướng mắt để HĐND tỉnh xem xét, cân đối nguồn ngân sách địa phương và đưa vào Nghị quyết HĐND tỉnh về việc bổ sung nguồn vốn năm 2023 và những năm tiếp theo để đáp ứng nhu cầu vay vốn TDCS theo các chương trình, dự án của địa phương.

Tin, ảnh: Hoàng Tuấn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lãi suất ngân hàng rục rịch tăng trở lại

Nhiều ngân hàng trong tuần qua đã công bố biểu lãi suất tiết kiệm mới với mức tăng từ 0,1 – 0,5 điểm phần trăm, trong đó có ngân hàng điều chỉnh lãi suất tăng liên tiếp trong 2 ngày. Điều này cho thấy, tín dụng của các ngân hàng hiện đang dần ấm lên.

Lãi suất ngân hàng rục rịch tăng trở lại
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng
Return to top