ClockThứ Ba, 05/11/2024 17:14
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV:

Cần bổ sung quy định về hành lang an toàn mỏ

TTH.VN - Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, chiều 5/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025Sửa Luật Bảo hiểm y tế để đáp ứng yêu cầu thực tiễnKỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV: Kỹ năng thoát nạn không được dừng lại ở lý thuyếtQuốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộHuế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

 Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: quochoi.vn

 

Tham gia thảo luận, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Thị Sửu góp ý nội dung liên quan đến khái niệm “khoáng sản đi kèm”. Bà Sửu đề nghị quy định cụ thể trữ lượng hay giá trị khoáng sản đi kèm như thế nào so với khoáng sản chính. 

Về hoạt động khoáng sản, đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho rằng cần có quy định về hành lang an toàn mỏ để tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản có trách nhiệm thuê đất đến phạm vi hành lang an toàn mỏ. Điều đó, sẽ bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ môi trường sống của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nơi có tài nguyên địa chất, khoáng sản được khai thác. 

Đối với quy định về loại khoáng sản, bà Sửu cũng đề nghị bổ sung loại khoáng sản đất sét làm gạch ngói thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh vào khoáng sản nhóm III hoặc nhóm IV để thuận lợi cho công tác quản lý khoáng sản sau này.

Liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm của địa phương, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nơi có tài nguyên địa chất, khoáng sản được khai thác tại Điều 8, bà Nguyễn Thị Sửu chọn phương án 1 như đề nghị của Chính phủ là bổ sung điểm đ vào khoản 1 của điều này: Căn cứ tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc ban hành quy định về trách nhiệm hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn; phần kinh phí hỗ trợ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được hạch toán vào chi phí sản xuất. “Phương án này vừa thể hiện rõ thẩm quyền của chính quyền cấp tỉnh vừa ràng buộc pháp lý đối với tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình khai thác khoáng sản”, bà Sửu nêu ý kiến.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Sửu, thời hạn ưu tiên nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với tổ chức, cá nhân thăm dò đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trong 36 tháng kể từ ngày được công nhận như ở khoản 1 điều này là quá dài và tiềm ẩn rủi ro. 

Đối với tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, lựa chọn là nhà thầu thi công dự án tại Điều 74, bà Sửu đề nghị bổ sung các dự án vốn đầu tư công tại địa phương cũng được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, lựa chọn việc cấp phép khoáng sản nhóm IV. Vì, từ thực tế địa phương, có nhiều dự án đầu tư vốn ngân sách nhà nước để thực hiện đúng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội đã được phê duyệ. Theo đó, các công trình trên có nhu cầu sử dụng khoáng sản nhóm IV để phục vụ thi công và có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương…

* Cùng ngày, Quốc hội cũng thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước; thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam.

LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua
Return to top