ClockThứ Hai, 22/04/2013 05:14

Cần bổ sung, sửa đổi chính sách phát triển vùng dân tộc và miền núi cho phù hợp

TTH - Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới đồng bào vùng dân tộc và miền núi (DT&MN). Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ đối với các bộ, ngành, chính quyền địa phương và nỗ lực vươn lên của đồng bào vùng DT&MN, việc triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách ngày càng toàn diện và đồng bộ với nguồn lực đầu tư tăng lên rất lớn, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào vùng này. Mặc dù trong điều kiện suy thoái kinh tế, ngân sách Nhà nước khó khăn, nhưng giai đoạn 2006 - 2012, Chính phủ vẫn bố trí cho các chương trình, chính sách vùng DT&MN với tổng kinh phí gần 55 ngàn tỷ đồng. Ngoài ra, các địa phương chủ động xây dựng và ban hành nhiều chính sách riêng thực hiện trên địa bàn.

Tại Thừa Thiên Huế, các chương trình, chính sách, dự án dành cho vùng DT&MN được triển khai đồng bộ, thực hiện nghiêm túc, tích cực và cơ bản bảo đảm kế hoạch với tổng kinh phí hơn 140 tỷ đồng. Điều đó khiến không ít người trong số đồng bào vùng DT&MN vốn quen sống tự ty, mặc cảm và trông chờ, ỷ lại nay thỏa sức vươn mình trong làn gió mới tràn đầy sinh khí, trở thành nhân vật chủ đạo trong bức tranh nông thôn với những gam màu ngày càng bừng sáng.

Mặc dù vậy, vùng DT&MN trên toàn quốc nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, do việc xây dựng chính sách cho vùng này chưa xác định tầm nhìn chiến lược.
 
Tại Hội nghị toàn quốc đánh giá và triển khai thực hiện chính sách vùng DT&MN vừa được Ủy ban Dân tộc tổ chức, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử, cho rằng: tổ chức Đảng và chính quyền các cấp phải cụ thể hóa nghị quyết thành những chính sách, chương trình hành động, kế hoạch đồng bộ và thống nhất. Các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc lồng ghép chính sách trên địa bàn vùng DT&MN đối với một số định hướng lớn trong thực hiện chính sách dân tộc thời gian tới theo các nghị quyết, quyết định của T.Ư, các cấp, các ngành và địa phương tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo đảm nguồn lực đầu tư; đồng thời, điều chỉnh lại cơ chế quản lý theo hướng xây dựng chương trình, chính sách tổng hợp, đa mục tiêu và dài hạn. Tương tự, Phó Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh Võ Văn Dự cũng thừa nhận, tiến độ thực hiện các chính sách, chương trình, dự án tại Thừa Thiên Huế năm qua còn chậm so với kế hoạch. Nguồn vốn từ tỉnh về huyện và đến xã nhiều lúc chưa kịp thời và nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của vùng. Công tác lồng ghép các nguồn vốn chưa thực sự hiệu quả, còn hiện tượng mạnh ai nấy làm, chính sách nào thì cơ chế đó nên dẫn đến khó khăn trong thực hiện.
 
Thiết nghĩ, nhằm giảm nhanh hộ nghèo theo hướng nhanh và bền vững, sắp đến, qua kết quả công tác thực tiễn nếu phát hiện những khó khăn, vướng mắc, Ủy ban Dân tộc cũng như Ban Dân tộc tỉnh nghiên cứu, rà soát các chính sách dân tộc đang triển khai thực hiện để kịp thời tham mưu, đề xuất cho Đảng, Chính phủ và UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh một số chính sách không còn phát huy hiệu quả nhằm xây dựng chính sách thiết thực, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội vùng DT&MN. Một trong những giải pháp chủ yếu mà Ủy ban Dân tộc và Ban Dân tộc tỉnh lưu ý là, tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của các bộ, các ngành và địa phương về chủ trương, quan điểm và những định hướng lớn về chính sách kinh tế - xã hội; trong đó có chính sách dân tộc và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc. Việc thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở bảo đảm cho mọi người dân đều hiểu, nắm được chính sách dân tộc để từ đó tham gia vào quá trình quản lý xã hội ở địa phương một cách tự giác nhằm thực hiện quyền bình đẳng của các dân tộc.
Vĩnh Cự
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sóng biển đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình

Chiều 5/11, ông Dương Quang Hùng, Chủ tịch UBND xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc cho biết sóng lớn đã đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình, xã Lộc Bình (cửa biển Tư Hiền) chiều dài khoảng 100m, trong đó có đoạn khoảng 50m chiều dài lấn sâu vào đường dân sinh.

Sóng biển đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình
Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng:
Huế phải lấy nền tảng văn hóa, con người để trở thành nguồn lực

Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), ngày 5/11, ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đến dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (ĐĐKTDT) tại tổ dân phố 11, phường Kim Long, TP. Huế.

Huế phải lấy nền tảng văn hóa, con người để trở thành nguồn lực
Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở

Trước tình hình mưa lớn, nguy cơ sạt lở và ngập lụt sâu, trong sáng 5/11, các địa phương của huyện Phú Lộc đã triển khai sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ cao về sạt lở, rào chắn cảnh báo các vị trí ngập lụt sâu.

Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở
Return to top