ClockThứ Ba, 01/11/2022 14:33
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV:

Cần kiểm soát giao dịch của các tội phạm tẩu tán tài sản

TTH.VN - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, sáng 1/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Cần làm rõ một số quy định trong Luật Phòng chống rửa tiềnNgày 1/11, Quốc hội nghe tờ trình về Luật Đất đai sửa đổiNgày 31/10, Quốc hội thảo luận về thực hành tiết kiệm, chống lãng phíNgày 28/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kết quả phát triển kinh tế xã hộiNgày 27/10, Quốc hội dành thời gian thảo luận về kinh tế xã hội

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại hội trường. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh) đã tham gia thảo luận tại phiên họp này.

Theo đó, tại khoản 1 Điều 42, điểm a khoản 1 Điều 44 dự thảo Luật có sử dụng cụm từ “Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ…”, để thống nhất cách hiểu, tránh áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch không đúng, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung, giải thích nội hàm thuật ngữ “cơ sở hợp lý để nghi ngờ” vào Điều 3 của dự thảo Luật.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải thông tin, hiện nay, ngoài giao dịch bằng tiền mặt, bằng vàng hoặc ngoại tệ tiền mặt được Nhà nước công nhận thì còn có các hoạt động liên quan đến tiền ảo giao dịch trên nền tảng online, chưa được kiểm soát. Dự báo thời gian tới việc mở rộng hội nhập quốc tế thì các giao dịch tiền ảo này sẽ phát triển và đây là điều kiện thuận tiện cho các hành vi rửa tiền chưa lường hết được.

Vì vậy, tại khoản 4 Điều 3 của dự thảo Luật quy định “Giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là giao dịch bằng tiền mặt, bằng vàng hoặc ngoại tệ tiền mặt được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một ngày, có tổng giá trị bằng hoặc vượt mức do Thủ tướng Chính phủ quy định”, đại biểu nêu quan điểm, cần nghiên cứu bổ sung thêm quy định “hoặc các giao dịch khác” vào sau cụm từ “ngoại tệ tiền mặt”.

Về cách tính thời hạn “ngày làm việc” quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 37, khoản 1 Điều 42, khoản 3 Điều 44, để thống nhất cách tính thời hạn, ông Hải đề xuất Ban soạn thảo nghiên cứu theo hướng bỏ cụm từ “làm việc” trong dự thảo Luật.

Nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; tránh trường hợp đối tượng hoặc tội phạm tiêu hủy chứng cứ, tẩu tán tài sản, đối phó, bỏ trốn gây khó khăn cho công tác điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho rằng, Ban soạn thảo dự án Luật cần nghiên cứu xem xét rút ngắn thời hạn này trong thời hạn còn 3 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo nghi ngờ giao dịch liên quan đến rửa tiền của đối tượng. Đồng thời, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh cũng đề xuất bổ sung cụm từ “chuyển giao hồ sơ, tài liệu” vào sau cụm từ “trao đổi thông tin” tại khoản 2 Điều 42 quy định trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước về phối hợp, trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền. 

Ngoài ra, tại khoản 1, khoản 2 Điều 44 quy định đối tượng báo cáo phải áp dụng “ngay” biện pháp trì hoãn giao dịch và báo cáo “ngay” cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ông Hải nói: “Từ “ngay” ở đây quy định chưa rõ ràng. Để tránh việc đối tượng báo cáo chậm, đối tượng vi phạm đối phó tẩu tán tài sản và có sự chỉ đạo kịp thời của các cơ quan nhà nước, cần xem xét sửa đổi từ “ngay” bằng cụm từ “trong thời hạn 12 giờ””.

Theo đại biểu, khoản 3 Điều 44 quy định: “Thời hạn áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu áp dụng” chưa phù hợp, đề nghị Ban soạn thảo rà soát kỹ lưỡng, xem xét thể tăng thời hạn áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch này lên 9 ngày.

Tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Thanh Hải cũng đề nghị xem xét tách Điều 60 của Dự thảo luật thành 2 điều riêng biệt.

Thọ Linh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Khai mạc Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026:
Kinh tế - xã hội năm 2024 có nhiều điểm sáng

Sáng 10/12, Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Văn Tuấn điều hành kỳ họp. Tham dự kỳ họp có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương. Kỳ họp diễn ra từ 10-11/12.

Kinh tế - xã hội năm 2024 có nhiều điểm sáng
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top