ClockThứ Tư, 14/07/2021 14:25

Cần sự tự giác của người dân

Giảm dần số lượng tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và chấm dứt tình trạng này vào năm 2020 để gỡ ‘thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC). Tuyệt đối không để tình trạng tiếp tục vi phạm dẫn tới bị áp “thẻ đỏ”. Đó là tinh thần chỉ đạo, quyết tâm của Chính phủ, các bộ ngành địa phương được Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về IUU nhấn mạnh tại cuộc họp ban chỉ đạo ngày 13/7.

Việt Nam là quốc gia ven biển, có nhiều tiềm năng khai thác, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản. Một thời gian dài bởi nhiều lý do, việc đánh bắt thủy sản bị buông lỏng, kiểm soát thiếu chặt chẽ, nhất là việc khai thác kiểu tận diệt, vi phạm đánh bắt ở các vùng biển nước ngoài.

Trước thực tế đó, cách đây gần 4 năm (23/10/2017), EC có thông báo áp dụng biện pháp cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm hải sản khai thác, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường châu Âu (EU). Đồng thời, khuyến nghị Việt Nam phải thực hiện ngay các biện pháp về chống khai thác IUU.

Khi bị cảnh báo “thẻ vàng”, 100% lô hàng thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của Việt Nam đều bị kiểm khi xuất khẩu sang thị trường EU. Nếu không giải quyết được các vấn đề về khai thác IUU, Việt Nam sẽ bị xác định là quốc gia không hợp tác và có thể sẽ bị áp dụng biện pháp “thẻ đỏ”. Trong trường hợp bị áp dụng biện pháp “thẻ đỏ” thì tất cả sản phẩm thủy sản từ khai thác của Việt Nam sẽ bị cấm xuất khẩu vào EU.

Chỉ mới bị cảnh báo “thẻ vàng” hàng thủy sản xuất khẩu vào EU gặp nhiều bất lợi do tốn kém chi phí, cơ hội cạnh tranh, sản lượng hàng thủy sản đã giảm 35% so với năm 2017. Còn nếu bị “thẻ đỏ” đồng nghĩa với việc sản phẩm thủy sản bị “cấm cửa” ở thị trường này. Hơn nữa, do EU là thị trường tín chỉ nên các thị trường khác có thể sẽ áp dụng biện pháp tương tự với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Khi đó, không chỉ các nhà chế biến, xuất khẩu lao đao mà ngay chính bản thân các chủ tàu, ngư dân bị tác động trực tiếp tới thu nhập.

Thực hiện khuyến nghị của EC, trong gần 4 năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương ven biển đã tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thủy sản đáp ứng được yêu cầu hội nhập, bảo đảm quản lý, phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm. Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các chủ tàu đầu tư, lắp đặt thiết bị giám sát; tăng cường việc quản lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển… Đặc biệt, có chuyển biến trong việc nhận thức, thực hiện các quy định của ngư dân nên số lượng tàu vi phạm giảm…

Tại Thừa Thiên Huế, với đội tàu đánh bắt xa bờ hơn 600 chiếc, trong 6 tháng đầu năm 2021 khai thác đạt khoảng 22.550 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 4 năm qua, tỉnh có nhiều chỉ đạo, biện pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục, chống khai thác IUU. Đến nay, hầu hết tàu cá xa bờ đã triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; 100% tàu cá xa bờ đã hoàn thành việc đánh dấu nhận biết vùng hoạt động theo quy định. Các cảng cá, khu neo đậu, tránh, trú bão đang được triển khai đầu tư nhằm góp phần nâng cao chất lượng phục vụ nghề cá địa phương. Điều đáng ghi nhận, hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài và bị bắt giữ, xử lý.

Dù có rất nhiều nỗ lực và chuyển biến trong thực hiện IUU, nhưng để gỡ “thẻ vàng”, không bị áp “thẻ đỏ” của EC còn rất nhiều việc chúng ta phải tiếp tục thực hiện quyết liệt, với sự vào cuộc đồng bộ, thông suốt từ trung ương đến địa phương; sự phối hợp các bộ, ngành liên quan. Cùng với hoàn thiện khung pháp lý, chế tài xử lý vi phạm, đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá, điều quan trọng là đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nhận thức, nắm chắc các quy định và tự giác thực hiện. Bởi họ vừa là đối tượng cần quản lý, nhưng cũng là người hưởng lợi trực tiếp trong việc gỡ “thẻ vàng” trước mắt và phát triển nghề cá bền vững lâu dài.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kịp thời ứng cứu người dân trong hoạn nạn

Vừa qua, mưa lớn gây sạt lở, ngập úng tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh khiến không ít trường hợp người dân gặp nạn. Đây cũng là thời điểm lực lượng lượng công an phát huy vai trò xung kích, tiên phong ứng cứu người dân trong lúc nguy nan.

Kịp thời ứng cứu người dân trong hoạn nạn
Sáng kiến hiệu quả giúp người dân tự nguyện giao nộp vũ khí

Với Công trình thanh niên “Tuyên truyền, vận động Nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo”, tuổi trẻ Công an Thừa Thiên Huế đã khơi gợi được sự thấu hiểu, đồng lòng và hưởng ứng của đông đảo người dân.

Sáng kiến hiệu quả giúp người dân tự nguyện giao nộp vũ khí
Giải cứu thành công người dân bị lừa sang Campuchia

Vừa qua, đường dây nóng của Giám đốc Công an tỉnh tiếp nhận đề nghị cầu cứu của gia đình ông T.V.Q và bà L.T.N.C trú tại thôn Mậu Tài, xã Phú Mậu (TP. Huế) về việc con trai là anh T.V.V bị lừa bán sang Campuchia.

Giải cứu thành công người dân bị lừa sang Campuchia
Return to top