ClockThứ Hai, 09/07/2018 05:15
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI CÂU LẠC BỘ PHÚ XUÂN LẦN THỨ VI

Câu lạc bộ Phú Xuân trên đất Cố đô

TTH - Sau ngày thống nhất đất nước, một sự kiện nổi bật trên đất Huế là cán bộ trung, cao cấp thuộc quân dân chính đảng về hưu khá đông. Sau nghỉ hưu, anh em thường tìm đến nhau và Câu lạc bộ (CLB) Phú Xuân đã ra đời từ đó.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri CLB Phú Xuân

Thành viên của CLB Phú Xuân tại một cuộc tiếp xúc cử tri do đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức. Ảnh: Thái Bình

Cho tới năm 1985, CLB đã có tới 200 hội viên. Hàng tháng, cứ ngày mồng một gặp nhau chuyện trò, tham gia văn nghệ và nghe thời sự.

Tuổi về hưu là đang trong tuổi già, tuổi của bệnh tật, nên việc chăm sóc sức khỏe là hàng đầu. Các hội viên rất quan tâm việc tập thể dục hàng ngày như đi bộ, tập yoga, rồi đánh tennis, đi xe đạp, đánh cờ tướng, những người khỏe hơn thì xuống biển tập bơi, đánh bóng bàn.

Một trong những nhu cầu của hội viên CLB Phú Xuân là nghe thời sự, tình hình trong nước, quốc tế, diễn biến tư tưởng của quần chúng khi mỗi sự kiện xã hội xuất hiện. Thời sự không chỉ nói về cuộc sống ngày hôm nay, mà nhắc lại một quá khứ anh hùng. Quá khứ ấy vẫn đang sôi sục trong các hội viên. Mỗi lần ngồi với nhau là một lần kể lại chuyện xưa, bùng nổ một khao khát mới: thăm lại chiến trường xưa. Các hội viên hăng hái lắm, đề xuất kết hợp tham quan với thăm lại chiến trường xưa. Lên Lao Bảo, Khe Sanh, về Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị, lên Bạch Mã, về Lăng Cô tắm biển, vào Thiền Viện Trúc Lâm, rồi ra Thanh Tân ngâm mình trong nước nóng,... Mỗi địa chỉ dắt nhau tới là một kỷ niệm không bao giờ quên. Những chuyến đi thành nếp sống. Ban Chủ nhiệm mỗi năm tổ chức cho hội viên 2 chuyến đi như thế. Hiện thời anh em đang khao khát có một chuyến đi thăm Điện Biên Phủ và thăm lại mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nhờ những chuyến đi, anh em phát hiện không chỉ cán bộ trung cao cấp ở Huế thành lập CLB nghỉ hưu, mà các tỉnh, thành xung quanh như Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình, Thanh Hóa và xa như Hà Nội cũng có CLB giống như CLB Phú Xuân. Có giao lưu mới thấy anh em mình giống nhau. Cũng làm thơ, hát hò, làm tạp chí, cũng đi du lịch và cũng chăm sóc nhau lúc ốm đau, già yếu và phút lâm chung bao giờ cũng tổ chức đầy tình nghĩa.

Những năm đầu, CLB Phú Xuân vất vả lắm. Mọi chi tiêu đều trông vào hội phí. Những cuộc họp đều kéo nhau tới nhà chủ nhiệm. Sau này, Thành ủy Huế quan tâm và mỗi năm Tỉnh ủy hỗ trợ 200 triệu đồng để chi phí, CLB Phú Xuân hoạt động sôi nổi hơn.

Về hưu coi như đã hoàn thành trách nhiệm của một cán bộ nhà nước. Nhưng quá trình công tác, anh em đã thu nạp, bồi bổ cho mình một khối tri thức để làm việc nên khi nghỉ hưu đã không lãng phí tri thức ấy, mà đã tiếp tục cống hiến cho xã hội. Các thầy, cô đem tri thức của mình truyền cho thế hệ tiếp theo ở trường. Các thầy thuốc tiếp tục khám chữa bệnh. Như trường hợp các ông Nguyễn Quang Hợp, Nguyễn Văn Thụ đã mở phòng khám chữa bệnh riêng, tạo việc làm cho 40 bác sĩ, lương y và cán bộ mỗi người được trả lương hàng tháng từ 3,5 triệu tới 9 triệu đồng. Hàng năm, phòng khám đã khám, chữa bệnh từ thiện cho 2.000 người dân.

Công tác xã hội được coi là một hoạt động tích cực. Người đóng góp thành tích của mình phải kể tới bà Nguyễn Thị Kinh, Chủ nhiệm CLB Phú Xuân. Do đối ngoại tốt, năm 2002, Hội Khuyến học Việt Nam cho phép bà Nguyễn Thị Kinh thành lập và làm Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ trang bị trường học và giáo dục nhân đạo tại TP. Huế. Trong 10 năm qua, bà Kinh đã vận động, hợp tác với nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới, tạo ra tổng giá trị để thực hiện các dự án trên 39 tỷ đồng cho cộng đồng về lĩnh vực giáo dục ở các tỉnh miền Trung. Có hơn 30.000 người được hưởng lợi từ dự án này.

Một trong những hoạt động xã hội có tiếng vang của CLB Phú Xuân là nghe dư luận của quần chúng để giúp Tỉnh ủy, Thành ủy Huế đề ra những quyết định giải quyết kịp thời nhiều vấn đề dư luận quần chúng quan tâm.

Tính đến nay, CLB Phú Xuân đã tồn tại 33 năm, không bị đứt quãng bởi một trở ngại nào, đủ thấy tầm quan trọng như thế nào đối với thế hệ đã hoàn thành trọng trách là người cán bộ của Nhân dân. Đúng như Bác Hồ căn dặn: "Tuổi cao chí càng cao" .

NGUYỄN QUANG HÀ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản trị bệnh viện trong tình hình mới

Đây là chủ đề thu hút sự quan tâm của lãnh đạo nhiều bệnh viện tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ (CLB) Giám đốc các bệnh viện khu vực Miền Trung năm 2024 diễn ra chiều 11/12. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động “Chào mừng 130 năm thành lập BVTW Huế”.

Quản trị bệnh viện trong tình hình mới
Một thời Thuận Hóa - Phú Xuân

Thuận Hóa - Phú Xuân là tên gọi hai quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương. Lược sử hình thành, phát triển hai địa danh này để thấy một thời huy hoàng và những giá trị đó là cơ sở vững chắc để Huế vươn xa.

Một thời Thuận Hóa - Phú Xuân
Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động

Ngày 15/11, Trường đại học Phú Xuân, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sự kiện “PXUni Job Festival 2024” với sự tham gia của gần 20 doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mang đến hơn 500 cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên và người lao động.

Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động
Phú Vang nâng tổng số 50/55 trường đạt chuẩn Quốc gia

Ngày 14/11, Trường mầm non Phú Xuân tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2; nâng tổng số 50/55 trường trên địa bàn huyện Phú Vang đạt chuẩn Quốc gia.

Phú Vang nâng tổng số 50 55 trường đạt chuẩn Quốc gia
Phụ nữ khuyết tật tự tin tỏa sáng

Sáng 18/10 tại khách sạn Park View (TP. Huế), các tiết mục ca múa đặc sắc của chị em phụ nữ khuyết tật đã mang đến không khí sôi nổi và rộn ràng cho Hội thi văn nghệ nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024).

Phụ nữ khuyết tật tự tin tỏa sáng
Return to top