ClockThứ Sáu, 29/04/2022 09:48

Chính phủ và Quốc hội: Phối hợp chặt chẽ, tích cực, thực chất vì lợi ích quốc gia, dân tộc

Thời gian vừa qua, sự phối hợp chặt chẽ, đồng hành giữa Chính phủ với Quốc hội đã bảo đảm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao của mỗi cơ quan, góp phần vào quá trình phát triển của đất nước trên tinh thần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết.

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 6Khai mạc Phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiKỹ thuật lập pháp mới “một luật sửa nhiều luật”

Phối hợp chặt chẽ, linh hoạt

Phát huy công tác phối hợp của năm 2021 - năm đầu tiên nhiệm kỳ Quốc hội (QH) khóa XV, công tác phối hợp giữa Chính phủ và QH những tháng đầu năm 2022 đã ghi nhận tinh thần sẵn sàng đổi mới, đạt thêm nhiều kết quả tích cực.

Nổi bật phải kể đến là sự phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa Chính phủ và QH, các cơ quan của QH, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Quan tâm cho công tác xây dựng thể chế, Chính phủ đã chủ động trong công tác xây dựng pháp luật, nhất là trong việc lập và triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, tiến độ, chất lượng xây dựng, trình các dự án luật, nghị quyết từng bước được nâng cao, tính dân chủ, pháp quyền, công khai, minh bạch trong hoạt động lập pháp của cả QH và Chính phủ ngày càng được củng cố và tăng cường.

Về phía QH, các cơ quan của QH được giao chủ trì thẩm tra dự án Luật, nghị quyết cũng đã chủ động nghiên cứu, theo dõi; kịp thời đôn đốc tiến độ soạn thảo, trình dự án, thông báo kế hoạch, tiến độ thẩm tra, chỉnh lý đối với cơ quan của Chính phủ chủ trì soạn thảo; tổ chức khảo sát thực tiễn, tổ chức hội thảo, tọa đàm để tham khảo, lấy ý kiến đóng góp của chuyên gia, nhà khoa học, các đối tượng chịu tác động… nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết. Hồ sơ, dự án luật, dự thảo nghị quyết trình QH được các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra chuẩn bị công phu, nghiêm túc, có chất lượng.

Với tinh thần chuẩn bị từ sớm, từ xa, để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 3 sẽ diễn ra trong tháng 5/2022, QH, UBTVQH, các cơ quan của QH đã tổ chức nhiều phiên họp để xem xét, cho ý kiến các dự án luật, pháp lệnh đáp ứng đủ điều kiện về thủ tục, hồ sơ theo quy định.

Chủ tịch QH, các Phó Chủ tịch QH chỉ đạo sát sao, bố trí nhiều cuộc làm việc để nghe các bộ, ngành, các cơ quan của QH báo cáo về nội dung các dự án, công tác chuẩn bị thẩm tra, tiếp thu chỉnh lý, cho ý kiến chỉ đạo về các nội dung lớn của dự án, dự thảo để tiếp tục hoàn thiện. Cách làm đổi mới, linh hoạt này nhận được đánh giá cao và nhiều ý kiến đề nghị tiếp tục phát huy để công tác xây dựng luật, pháp lệnh đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu từ thực tiễn cuộc sống.

Chủ tịch QH Vương Đình Huệ từng nhấn mạnh, QH sẽ không để xảy ra tình trạng “bắc nước sôi chờ gạo”, không chờ các dự án luật được các cơ quan soạn thảo trình sang xong mới cho ý kiến, mà QH sẽ giữ vai trò chủ động dẫn dắt công tác lập pháp, vào cuộc từ sớm, từ xa, thậm chí “đặt hàng”, cho các cơ quan Chính phủ trong việc hoàn thiện thể chế, pháp luật.

Cùng tìm giải pháp phù hợp nhất

Một điểm nhấn đặc biệt của sự phối hợp là gần đây, Đảng đoàn QH và Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã có cuộc làm việc về chuyên đề giám sát của QH về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”.

Kết quả của cuộc làm việc cho thấy tinh thần cầu thị, trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ giữa hai cơ quan để cùng tìm giải pháp phù hợp nhất với tình hình và đạt được thống nhất. “Đây cũng là kinh nghiệm quý báu trong giải quyết công việc của cả hai cơ quan cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong thời gian tới, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của mỗi cơ quan”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Chủ tịch QH Vương Đình Huệ khẳng định, Đảng đoàn QH luôn sẵn sàng lắng nghe, xem xét cho ý kiến về các vấn đề với tinh thần “chủ động, từ sớm, từ xa” để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực hết sức quan trọng này.

Theo baophapluat.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã
Return to top