Theo đó, sẽ có nhiều chính sách mới tác động trực tiếp đến mọi cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2020.
1. Thay đổi quy định về chế độ thôi việc đối với viên chức
Cụ thể, theo Khoản 6 Điều 2 Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 45 Luật viên chức 2010 thì viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội khi đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức, hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc, viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật viên chức 2010 hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Luật viên chức 2010 trừ các trường hợp sau đây:
- Bị buộc thôi việc.
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật Viên chức 2010.
- Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật Viên chức 2010 .Như vậy, Luật này đã quy định rõ chế độ thôi việc đối với viên chức khi bị đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc chứ không quy định chung chung là chế độ đối với viên chức khi chấm dứt hợp đồng làm việc như hiện nay.
Như vậy, Luật này đã quy định rõ chế độ thôi việc đối với viên chức khi bị đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc chứ không quy định chung chung là chế độ đối với viên chức khi chấm dứt hợp đồng làm việc như hiện nay.
Ảnh minh họa
2. Thêm trường hợp viên chức bị cắt hợp đồng làm việc
Luật cán bộ công chức và luật viên chức sửa đổi 2019 đã bổ sung thêm một trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức, là: "Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự".
Hiện nay, quy định này cũng đã được đề cập tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP về việc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự, tuy nhiên chưa được chính thức quy định trong Luật.
Như vậy, từ 1/7/2020 sẽ có 6 trường hợp viên chức bị cắt hợp đồng làm việc.
Không tính thời hiệu kỷ luật với cán bộ, công chức trong một số trường hợp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 80 Luật cán bộ, công chức 2008 thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức được xác định là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm, nhưng Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 đã tăng thời hiệu này lên mức tối đa là 60 tháng, kể từ thời điểm có hành vi phạm.
Ngoài ra, theo Luật này , sẽ không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức có một trong những hành vi vi phạm sau đây:
- Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
- Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
- Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
Như vậy, cán bộ, công chức sẽ không được áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật và bị xem xét xử lý kỷ luật vào bất cứ thời điểm nào nếu bị phát hiện là có một trong các hành vi vi phạm nêu trên.
3. Thêm 2 trường hợp công chức được tuyển dụng không cần qua thi tuyển
Cụ thể, theo Khoản 5 Điều 1 Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 sửa đổi, bổ sung Điều 37 Luật cán bộ, công chức 2008 , việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
b) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật giáo dục , sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học.
c) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
Như vậy, kể từ ngày 1/7/2020 sẽ có thêm 2 trường hợp công chức được tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển là những người học theo chế độ cử tuyển, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học và sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
Theo NLĐ