ClockChủ Nhật, 26/06/2022 07:28

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bắt đầu thăm chính thức Hungary

Chuyến thăm chính thức Hungary của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là sự tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII, duy trì và làm sâu sắc quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hungary.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức HungaryLàm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - HungaryKhảo sát, tìm hiểu, đưa lao động làm việc tại Hungary

Phó Chủ tịch Quốc hội Hungary Istvan Jakab đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại sân bay quốc tế Budapest Liszt Ferenc. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Đúng 17h30 phút (theo giờ địa phương) ngày 25/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Budapest Liszt Ferenc, thủ đô Budapest, bắt đầu thăm chính thức Hungary theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội László Kövér.

Đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta tại sân bay, phía Hungary có Phó Chủ tịch Quốc hội Istvan Jakab; Đại sứ Hungary tại Việt Nam Ory Csaba; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đối ngoại Văn phòng Quốc hội Hungary Beatrix Kese và cán bộ Quốc hội Hungary.

Về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Hungary Nguyễn Thị Bích Thảo, cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đông đảo cộng đồng người Việt Nam tại Hungary.

Chuyến thăm chính thức Hungary của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước thời gian qua phát triển tích cực kể từ khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện nhân chuyến thăm Hungary của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (năm 2018), thể hiện quyết tâm của lãnh đạo hai nước trong việc thúc đẩy quan hệ song phương.

Nằm ở khu vực Trung-Đông Âu, Hungary có vị trí chiến lược. Mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai nước đã có bề dày lịch sử hơn 72 năm.

Hungary đã tích cực thúc đẩy việc thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) và là quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đầu tiên phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA).

Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2021 duy trì mức 1,1 tỷ USD dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cán cân thương mại giữa hai nước đang dần cân bằng hơn (trước đây Việt Nam xuất siêu).

Hợp tác giáo dục-đào tạo là lĩnh vực hợp tác truyền thống giữa hai nước. Hungary đã giúp đào tạo hàng nghìn cán bộ, kỹ sư và nhiều người trong số đó đang giữ trọng trách trong bộ máy Nhà nước cũng như trong đời sống kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Hiện nay, Hungary là nước trong Liên minh châu Âu cấp nhiều học bổng nhất cho Việt Nam với 200 suất/năm.

Hungary coi Việt Nam là đối tác ưu tiên trong chính sách hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) với việc cam kết 440 triệu euro vốn vay ưu đãi để thực hiện những dự án trong các lĩnh vực ưu tiên hợp tác của hai nước.

Cộng đồng người Việt Nam tại Hungary có khoảng 5.000 người, hội nhập tốt và có uy tín với sở tại, có nhiều hoạt động tích cực hướng về quê hương, đất nước.

Trong những năm qua, quan hệ giữa Quốc hội hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp và ngày càng thực chất.

Chuyến thăm chính thức Hungary của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là sự tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, duy trì và làm sâu sắc quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hungary.

Chuyến thăm khẳng định quyết tâm chính trị của cả hai bên trong việc duy trì và thúc đẩy hợp tác Nghị viện, đặc biệt là xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước hợp tác, kinh doanh ổn định, lâu dài, đem lại hiệu quả và lợi ích thiết thực cho cả hai bên; cũng như thúc đẩy quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Return to top