ClockThứ Ba, 21/05/2019 08:35

Đại biểu kỳ vọng, Quốc hội thẳng thắn nhìn vào thực tiễn

Các đại biểu mong muốn hoạt động của Quốc hội tiếp tục được cải tiến nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong các phiên họp.

3.518 ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Quốc hộiKhai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Tạo sự thống nhất cao để có những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dânHôm nay, khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV

Trong ngày khai mạc Kỳ họp thứ 7, bên hành lang Quốc hội, các đại biểu cho rằng Kỳ họp sẽ giải quyết nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, vì vậy mong muốn hoạt động của Quốc hội tiếp tục được cải tiến nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong các phiên họp.

Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Quang Vinh

Nhiều đại biểu mong muốn hoạt động của Quốc hội sẽ tiếp tục được cải tiến hơn từ khâu góp ý đến hoạt động chất vấn các thành viên chính phủ để làm rõ nguyên nhân và đề ra những giải pháp khắc phục hạn chế cho từng ngành cụ thể.

Đại biểu Nghiêm Vũ Khải, đoàn Hải Phòng nêu ý kiến: “Các đại biểu quốc hội thẳng thắn nhìn vào thực tiễn đóng góp ý kiến nhằm hình thành các cơ chế nhất là pháp luật có liên quan để bảo đảm nền tảng pháp lý phát triển bền vững đất nước”.

Nhận định về báo cáo của Chính phủ trình bày trước Quốc hội, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết, đoàn An Giang, kỳ vọng, thời gian tới Chính phủ cần đưa ra những giải pháp rõ nét hơn trong điều hành, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển vững mạnh:

“Tôi mong đợi Chính phủ giải pháp rõ hơn trong điều hành vĩ mô. Đặc biệt là hiện nay chủ trương tăng mặt hàng thiết yếu như giá điện, xăng dầu và một số mặt hàng tăng giá ảnh hưởng chỉ số lạm phát, gây bất lợi trong điều hành vĩ mô. Trong điều hành của Chính phủ phải mang tính chủ động hơn trong kiểm chế lạm phát từ nay đến cuối năm để làm sao cán cân điều hành chung của nền kinh tế mang tính ổn định hơn”- Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết nói.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí. Ảnh: Quochoi.vn

Dành sự quan tâm đến công tác lập pháp, đại biểu Nguyễn Anh Trí, đoàn Hà Nội mong muốn các đại biểu sẽ có nhiều ý kiến tâm huyết vào Dự án Luật Giáo dục sửa đổi, nhằm tìm ra các giải pháp khắc phục những lỗ hổng, hạn chế mà ngành giáo dục đang gặp phải, để vừa đảm bảo chất lượng giáo dục vừa đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

“Cơ quan soạn thảo tiếp thu chưa hết trong đó có nhiều vấn đề hết sức quan trọng đó là vấn đề sách giáo khoa, những vấn đề như thi cử, vấn đề cải tiến, kể cả vấn đề về tên gọi... Tôi nghĩ có lẽ cần phải thảo luận nữa mà mong đợi nhất đó là cơ quan soạn thảo sẽ  tiếp thu các ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các cử tri để việc sửa đổi theo hướng thiện chí hơn, hiệu quả hơn và tránh nhiệm hơn”- Đại biểu Nguyễn Anh Trí chia sẻ.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã
Return to top