ClockThứ Sáu, 18/02/2022 09:29

Đề nghị cho phép khôi phục chính sách thị thực đã áp dụng trước khi có dịch COVID-19

Ngày 17/2, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt đã ký văn bản số 464/BVHTTDL-TCDL gửi Văn phòng Chính phủ nhằm báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép khôi phục chính sách thị thực đã áp dụng cho khách nhập cảnh Việt Nam trước khi có dịch COVID-19.

Bớt lo ngại về COVID-19, Venice tái khởi động “Carnival của hi vọng”Tạo điều kiện để công dân Việt Nam nhập cảnh về nướcTạo điều kiện thuận lợi cho người nhập cảnh vào Việt Nam dịp Tết Nguyên đánThái Lan sẽ thu phí nhập cảnh 9 USD với khách quốc tế từ tháng 4Hướng dẫn mới về xét nghiệm nhanh với hành khách bay quốc tế nhập cảnhMỹ dỡ bỏ các hạn chế đi lại với 8 nước châu Phi từ ngày 31/12

Sáng 1/1/2022, tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), hãng hàng không Vietjet đã chào đón chuyến bay quốc tế đầu tiên của năm mới, là chuyến bay khởi hành từ thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Văn bản nêu rõ: Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Thông báo số 43/TB-VPCP ngày 16/2/2022, trên cơ sở ý kiến thống nhất của các bộ, ngành tại cuộc họp về phương án mở cửa lại hoạt động du lịch ngày 15/2/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã điều chỉnh phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới, đảm bảo an toàn, phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, từ ngày 15/3/2022, sẽ mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới, bao gồm cả đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (inbound) và đưa khách du lịch ra nước ngoài (outbound) qua các cửa khẩu quốc tế đường không, đường bộ, đường biển, tuân thủ các quy định an toàn phòng, chống dịch.

Trước thời điểm diễn ra đại dịch COVID-19, Việt Nam đã áp dụng nhiều chính sách đơn giản hóa thủ tục nhập xuất cảnh cho khách du lịch để thu hút khách quốc tế đến như chính sách đơn phương, song phương miễn thị thực và cấp thị thực điện tử cho công dân từ các thị trường nguồn tiềm năng của du lịch Việt Nam. Trước nguy cơ lây nhiễm COVID-19, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 89/TB-VPCP ngày 10/3/2020 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 về “tạm dừng việc miễn thị thực đơn phương”.

Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất lộ trình, phương án mở cửa lại hoạt động du lịch đảm bảo an toàn, hiệu quả. Đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã trở thành một trong 6 nước có độ bao phủ vaccine lớn nhất, cùng đó Chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam được triển khai từ tháng 11/2021 đến nay đã có những kết quả tích cực, đảm bảo điều kiện an toàn, tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách. Các bộ, ngành, địa phương đã triển khai hiệu quả Nghị quyết 128/NQ-CP về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” từng bước phục hồi, phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội.

Vì vậy, tại cuộc họp ngày 15/2/2022, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành đã nhất trí báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ về việc mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới từ ngày 15/3/2022, đồng thời thống nhất đề xuất khôi phục các chính sách thị thực cho khách quốc tế nhập cảnh Việt Nam đã áp dụng trước khi có dịch COVID-19 cũng như các quy trình kiểm soát y tế, nhập xuất cảnh để mở cửa lại hoạt động du lịch an toàn, hiệu quả.

Căn cứ kết quả cuộc họp ngày 15/2/2022 về phương án mở cửa lại hoạt động du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn số 440/BVHTTDL-TCDL ngày 15/2/2022 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả cuộc họp và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng chính sách thị thực cho khách nhập cảnh Việt Nam như đã thực hiện từ trước năm 2020.

Để triển khai mở cửa lại hoạt động du lịch đạt hiệu quả đề ra, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng chính sách về thị thực cho khách nhập cảnh Việt Nam từ ngày 15/3/2022 như đã thực hiện trước khi có dịch COVID-19 nhằm thu hút hiệu quả khách du lịch quốc tế, sớm phục hồi và phát triển du lịch trong thời gian tới.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm đến Hương Bình

Với sự quan tâm của tỉnh và thị xã, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, đầu tư xây dựng hạ tầng, xã Hương Bình (Hương Trà) đang trở thành một trong những địa phương có sức hấp dẫn nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

Điểm đến Hương Bình
Quảng bá hình ảnh, tiềm năng địa phương tại Hoa Kỳ và Canada

Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada được kỳ vọng sẽ góp phần giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đến với bạn bè quốc tế; đồng thời thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại của các đối tác Mỹ và Canada vào Thừa Thiên Huế.

Quảng bá hình ảnh, tiềm năng địa phương tại Hoa Kỳ và Canada
“Đánh thức” tiềm năng du lịch

Với tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, địa lý và văn hóa lịch sử, thị xã Hương Trà đang tích cực tìm hướng phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

“Đánh thức” tiềm năng du lịch
Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều
Return to top