ClockThứ Năm, 07/06/2018 14:48

Đề nghị Quốc hội giám sát tối cao quản lý đất đô thị, xâm hại trẻ em

Đại biểu Quốc hội đề nghị đưa các nội dung này vào chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019.

Quốc hội cho ý kiến 2 dự thảo Luật và dự kiến chương trình giám sát

Xâm hại trẻ em để lại hậu quả nặng nề

Thảo luận tại Hội trường sáng 7/6, đại biểu Đặng Thị Phương Thảo (đoàn Nam Định) đề nghị Quốc hội giám sát tối cao liên quan bạo hành và xâm hại trẻ em, bởi tình trạng này đang diễn biến phức tạp và để lại hậu quả rất đáng lo ngại. Vấn đề này cũng đã được nhiều đại biểu Quốc hội lên tiếng và phân tích sâu trong các phiên thảo luận, các thành viên Chính phủ cũng thể hiện sự quan tâm đối với đối tượng là trẻ em.

Nữ đại biểu dẫn số liệu cho thấy, ở Việt Nam trung bình mỗi năm có 2.000 trẻ bị bạo lực, xâm hại. Các vụ xảy ra trong những tháng đầu năm 2018 thì xâm hại tình dục trẻ em chiếm tới 82% và tình trạng này đang diễn ra phức tạp. Pháp luật quy định bố trí nguồn lực nhưng theo đại biểu là nhiều tỉnh, thành quan tâm bố trí ngân sách chưa đúng mức.

Đại biểu Đặng Thị Phương Thảo đề nghị Quốc hội giám sát tối cao về tình trạng bạo lực và xâm hại trẻ em

“Nguyên nhân của tình trạng bạo lực và xâm hại trẻ em từ nhiều phía nhưng hậu quả để lại nặng nề về thể chất và tinh thần của các em; nhiều vụ việc gây bức xúc, ảnh hưởng tới uy tín cả cơ quan Nhà nước” – đại biểu Phương Thảo nhấn mạnh.

Đề cập  giải pháp, theo đại biểu, việc tập trung công tác phổ biến tuyên truyền, tăng cường phối hợp trong thực thi pháp luật, xử lý vụ việc kịp thời... là chưa thực sự hiệu quả, vì thời gian qua vẫn thực hiện nhưng vụ việc vẫn xảy ra, có vụ đặc biệt nghiêm trọng.

“Động thái mà Quốc hội cần thực hiện là quyết liệt hơn nữa. Tôi đề nghị bổ sung nội dung giám sát liên quan bạo hành và xâm hại trẻ em vào chương trình giám sát năm 2019” – vị đại biểu đoàn Nam Định kiến nghị, đồng thời nhấn mạnh việc này cần thực hiện càng sớm càng tốt.

Nhiều đại biểu Quốc hội khác cũng nêu quan điểm đồng tình với quan điểm cần giám sát tối cao về tình trạng bạo lực và xâm hại trẻ em.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) thì nêu ý kiến cho rằng Quốc hội cần tập trung giám sát hai chuyên đề lớn, nóng và bức xúc là chính sách pháp luật về dân tộc miền núi và quản lý sử dụng đất đai đô thị.

Về chính sách dân tộc, nhấn mạnh một số của giám sát của Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội mới chỉ giải quyết vấn đề lẻ tẻ và chưa thực sự mang lại kết quả lớn, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho biết cử tri mong chờ một chính sách lâu dài cả về thể chế, nhận thức và hành động vì đây là khu vực khó khăn, thiên tai rình rập gây thiệt hại vô cùng to lớn về người và của nhưng chưa có chính sách căn cơ.

“Hiến pháp quy định rõ Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để vùng dân tộc phát huy nội lực phát triển cùng đất nước. Đề nghị Quốc hội thực hiện cuộc giám sát về vấn đề này vào năm 2019” – vị đại biểu đoàn Bế Tre đề nghị và cho rằng cần thực hiện càng sớm càng tốt.

Trình lựa chọn giám sát tối cao 2 nội dung

Trình bày Tờ trình về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, căn cứ kết quả hoạt động giám sát những năm vừa qua và tình hình thực tế, trong năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội giám sát 2 chuyên đề tại 2 kỳ họp trong năm.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Tờ trình về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019

Trên cơ sở dự kiến số lượng, tiêu chí lựa chọn và nghiên cứu ý kiến kiến nghị của các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định 2 trong 4 nội dung:

Nội dung thứ nhất là việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2011-2018 (dự kiến giao Uỷ ban Quốc phòng và An ninh chủ trì về nội dung).

Nội dung thứ hai là việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị giai đoạn 2014-2018 (dự kiến giao Ủy ban Kinh tế chủ trì về nội dung).

Nội dung thứ ba là việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2011-2018 (dự kiến giao Hội đồng Dân tộc chủ trì về nội dung).

Và nội dung cuối cùng là việc thực hiện chính sách, pháp luật về lập, quản lý, sử dụng các loại quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2018 (dự kiến giao Uỷ ban Tài chính, Ngân sách chủ trì về nội dung).

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

TIN MỚI

Return to top