ClockThứ Ba, 10/09/2019 08:42

Đề nghị tăng thẩm quyền cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, chiều 9/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi); đề nghị chưa ban hành Nghị quyết của Quốc hội về quản lý và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

UBTVQH xem xét, quyết định thành lập đơn vị hành chính mớiThủ tướng chỉ đạo hoàn thiện một số dự thảo luậtThẩm tra dự án Luật Doanh nghiệp: Muốn tham gia thị trường thế giới cần phải minh bạchPhân công chuẩn bị nội dung phiên họp thứ 37 của UBTVQH

Quang cảnh Phiên khai mạc. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết: Tại phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kết luận giữ nguyên quy định Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính nhưng nghiên cứu tăng thẩm quyền cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và giữ mối quan hệ giữa Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước như hiện hành.

Dự án Luật về cơ bản được tiếp thu theo hướng này, tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị bổ sung chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Đề nghị này không trái với quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, hơn nữa thực tế cũng có nhiều mô hình thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp.

Nhưng, để bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, thống nhất của Bộ Tài chính, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị sau khi có ý kiến đồng ý của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành, sửa đổi, bổ sung điều lệ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Băn khoăn trước đề nghị bổ sung chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng: Đây là vấn đề lớn cần thảo luận kỹ. Bởi, theo luật hiện hành chỉ có Bộ, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước... thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước.

Đối với mô hình của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng Vai trò chỉ đạo, chi phối của Nhà nước tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là rất cần thiết, bởi những biến động về thị trường tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn tiền tệ của quốc gia. Trên cơ sở rà soát, thống nhất với khái niệm về doanh nghiệp Nhà nước tại dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định "Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp".

Kết thúc phần thảo luận về dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển thể hiện sự đồng tình với việc tăng thẩm quyền cho Ủy ban Chứng khoán nhà nước nhưng tăng như đề xuất của Uỷ ban Kinh tế là "không nên đặt ra".

Cũng tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu, Chính phủ chỉ đạo tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thời gian qua; đồng thời, rà soát, sửa đổi các văn bản dưới luật bảo đảm việc thực hiện đúng, đồng bộ, thống nhất với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước 2015.

Theo đó, các khoản thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện nộp ngân sách Nhà nước các khoản chi cho hỗ trợ sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, bổ sung vốn Nhà nước tại doanh nghiệp do ngân sách Nhà nước bố trí. Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ xử lý dứt điểm kiến nghị của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về quản lý, sử dụng số tiền thu từ sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước 2015.

Cũng trong phiên họp chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về sự cần thiết ban hành Nghị quyết về quản lý và sử dụng nguồn thu từ thoái vốn, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng chưa cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về quản lý và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đề nghị Chính phủ thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật có liên quan, trong đó có Luật Ngân sách Nhà nước. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định: Tất cả phải quản lý theo đúng pháp luật về ngân sách nhà nước. Không để ngoài ngân sách và không thành lập Quỹ. Tất cả các khoản thu của Nhà nước phải được đưa vào ngân sách Nhà nước. Tất cả khoản chi của Nhà nước phải được dự toán.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

TIN MỚI

Return to top