ClockThứ Hai, 19/08/2013 10:52

Để người Việt ưu tiên dùng hàng Việt

TTH - Trong những ngày qua, người dân các huyện phú Vang, Phong Điền rất hào hứng mua sắm tại các phiên chợ bán hàng Việt về nông thôn do Sở Công Thương phối hợp với các địa phương tổ chức. Từ nay đến đầu tháng 9/2013, 3 phiên chợ tương tự cũng sẽ được tổ chức ở các huyện Quảng Điền, Nam Đông, A Lưới. Đây là hoạt động nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân tại địa bàn nông thôn, vừa tôn vinh thương hiệu Việt của các doanh nghiệp.

Ở nước ta, người dân sống ở nông thôn, miền núi hiện chiếm khoảng 70% dân số. Đây là thị trường rộng lớn, không quá khó tính, nhưng do giao thông cách trở các nhà sản xuất trong nước ít đầu tư phát triển thị trường khu vực này. Các kênh phân phối hàng Việt về nông thôn chủ yếu dựa vào các chợ truyền thống. Bên cạnh đó, do công tác quản lý thị trường thiếu chặt chẽ nên nhiều loại hàng hoá trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không đăng ký chất lượng, nhất là các loại hàng hoá Trung Quốc nhập lậu… có cơ hội chiếm lĩnh thị trường ở các chợ truyền thống. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu gặp không ít thách thức, luôn phải đối mặt với các vụ kiện bán phá giá thì việc chiếm lĩnh thị trường trong nước nói chung và khu vực nông thôn, miền núi nói riêng là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước. 

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được Bộ Chính trị phát động từ năm 2009, nhận được sự tham gia cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và sự hưởng ứng mạnh mẽ của người dân, khơi dậy được ý thức tự cường, lòng tự hào dân tộc. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh, 6 tháng đầu năm 2013, có 10 doanh nghiệp tổ chức 27 chuyến hàng đưa hàng Việt về bán tại địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các khu công nghiệp, với tổng doanh số bán ra đạt trên 2 tỷ đồng. Qua những đợt đưa hàng về phục vụ thị trường nông thôn, nhiều doanh nghiệp tìm được giải pháp kích cầu, mở rộng mạng lưới phân phối, tăng doanh số từ các phiên chợ này.
 
Tuy nhiên, để hàng Việt chiếm lĩnh được thị trường nông thôn, miền núi vẫn còn nhiều việc phải làm. Đó là, cần có những chính sách phù hợp để nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp; kiên quyết đấu tranh chống gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng, kết nối giữa nhà sản xuất với nhà phân phối, nhà bán lẻ tại địa phương. Với các doanh nghiệp, đi đôi với phát triển sản xuất, việc tổ chức hệ thống phân phối cần được quan tâm, nhất là thị trường nông thôn rộng lớn. Thực tế, hiện nhiều doanh nghiệp trong nước sản xuất được những mặt hàng có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, nhưng do không tổ chức tốt khâu tiêu thụ nên hàng hoá không đến được với người tiêu dùng; hoặc do qua nhiều khâu trung gian, giá cả đội lên cao không được người tiêu dùng chấp nhận. Tôi từng tìm hiểu và thấy cách tổ chức hệ thống phân phối của các nhãn hàng lớn như: Lavi, Univer, Xmen... rất hiệu quả, hàng hoá có mặt ở khắp các vùng nông nông. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ việc tự tổ chức hệ thống phân phối là việc không dễ, nhưng nếu biết liên kết thì không phải không thực hiện được.
Hoàng Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sóng biển đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình

Chiều 5/11, ông Dương Quang Hùng, Chủ tịch UBND xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc cho biết sóng lớn đã đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình, xã Lộc Bình (cửa biển Tư Hiền) chiều dài khoảng 100m, trong đó có đoạn khoảng 50m chiều dài lấn sâu vào đường dân sinh.

Sóng biển đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình
Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng:
Huế phải lấy nền tảng văn hóa, con người để trở thành nguồn lực

Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), ngày 5/11, ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đến dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (ĐĐKTDT) tại tổ dân phố 11, phường Kim Long, TP. Huế.

Huế phải lấy nền tảng văn hóa, con người để trở thành nguồn lực
Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở

Trước tình hình mưa lớn, nguy cơ sạt lở và ngập lụt sâu, trong sáng 5/11, các địa phương của huyện Phú Lộc đã triển khai sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ cao về sạt lở, rào chắn cảnh báo các vị trí ngập lụt sâu.

Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở
Return to top