ClockThứ Sáu, 02/11/2012 11:06

Để nông nghiệp tiếp tục góp phần ổn định kinh tế - xã hội

TTH - Trong những năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam có bước phát triển vượt bậc và đạt nhiều thành tựu. Điều không thể ngờ là từ một nước thường xuyên thiếu và đói triền miên phải nhập hàng triệu tấn lương thực/năm của nước ngoài, hơn thập niên qua, xứ sở này trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản; đồng thời, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Năm 2012 đã vượt qua 5/6 thời gian nhưng nếu tính theo nông lịch thì gần như kết thúc. Dõi theo quãng đường vừa đi qua, chúng ta không khỏi tự hào, bởi nông nghiệp, nông thôn đóng góp tích cực từ sản xuất đến xuất khẩu, giá cả và lao động việc làm. Còn nhìn một cách tổng quát và ở tầm cao hơn, nông nghiệp góp phần ổn định kinh tế - xã hội khi sản xuất nông, lâm nghiệp - thuỷ sản trên cả nước tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá (9 tháng tăng 3,7% và ước cả năm tăng 3,9%). Ngoài sản lượng sản xuất nhiều loại cây, con đạt kỷ lục mới, sản lượng lúa cả năm ước đạt trên 43 triệu tấn (tăng khoảng 1 triệu tấn so với năm trước, cao nhất từ trước đến nay) và sản lượng nhiều cây công nghiệp đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Xuất khẩu nông, lâm - thuỷ sản 10 tháng ước đạt 22,5 tỷ USD với nhiều mặt hàng đứng hàng đầu thế giới (tăng 9,5% so với cùng kỳ, chiếm hơn 24% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước) và ước cả năm có thể đạt 26,5 tỷ USD.

Theo yêu cầu của Chính phủ, nhằm tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 2013 là đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết của T.Ư về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; tăng vốn Nhà nước và thu hút nguồn vốn xã hội cho đầu tư phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; thực hiện các giải pháp hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, nhất là vốn tín dụng, ứng dụng khoa học công nghệ và tổ chức thị trường để phát triển mạnh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp lợi thế; nhân rộng các mô hình chuyển đổi cơ cấu, sản xuất hiệu quả cao; kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ.
 
Tại Thừa Thiên Huế, từ đầu năm đến nay, trên lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, các địa phương hoàn thành thu hoạch lúa vụ Hè thu với năng suất đạt 55,5 tạ/ha (giảm 1,4 tạ/ha) và sản lượng lúa đạt hơn 142 nghìn tấn (giảm 2%). Sản lượng lúa cả năm ước đạt gần 300 nghìn tấn (giảm 0,08% so với năm 2011) và năng suất lúa cả năm ước đạt hơn 55 tạ/ha (giảm 0,3 tạ/ha). Năng suất, sản lượng một số cây đạt khá: ngô, khoai lang, rau các loại, lạc... Ước tính sản lượng thịt gia súc xuất chuồng tăng hơn 2% và thịt gia cầm hơi tăng hơn 4% so cùng kỳ. Toàn tỉnh trồng hơn 1,5 ngàn ha rừng tập trung (giảm 10% so cùng kỳ), gần 2,3 nghìn cây phân tán (giảm gần 4%), chăm sóc rừng gần 13 ha (tăng 0,4%) và khai thác gỗ ước đạt gần 160 ngàn m3 gỗ quy tròn (tăng 6,7% so cùng kỳ năm trước). Diện tích nuôi trồng thuỷ sản ước đạt hơn 6 ngàn ha (tăng hơn 8% so cùng kỳ), sản lượng nuôi trồng ước đạt gần 10 ngàn tấn (tăng gần 14%) và khai thác ước đạt gần 27 ngàn tấn (tăng 4,5%).
 
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối 2012 là ngành nông nghiệp và PTNT cần tập trung ngăn chặn, phòng chống dịch cúm gia cầm; khai thác gỗ rừng tự nhiên và rừng trồng theo kế hoạch; tiếp tục đôn đốc thực hiện kế hoạch các chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Song song với việc hoàn thành đề án phát triển đàn bò lai, quy hoạch phát triển chăn nuôi, xây dựng đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng và đưa quỹ bảo vệ phát triển rừng đi vào hoạt động, ngành Nông nghiệp và PTNT đôn đốc tiến độ xây dựng quy hoạch hệ thống nghiên cứu chuyển giao, sản xuất cung ứng giống nông, lâm và thủy sản đến năm 2020.
 
Hiện, nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam đứng trước nhiều thời cơ thuận lợi, nhưng cũng phải đối phó với không ít khó khăn, thách thức và những tác động không thuận từ tình hình kinh tế thế giới. Do đó, yêu cầu đặt ra là chúng ta phải nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức với những giải pháp linh hoạt, sáng tạo, hợp lý và đồng bộ nhằm góp phần làm cho đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn ngày càng cải thiện và phát triển.
 
 Vĩnh Cự
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời

Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời
Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế

Sáng 21/12, UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Huế
80 năm trước quân đội ta ra đời

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, đúng 17 giờ chiều ngày 22/12/1944, tại núi Slam Cao, trong khu rừng Trần Hưng Đạo, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức lãnh đạo và chỉ huy, đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ của Đội đối với Tổ quốc.

80 năm trước quân đội ta ra đời
Return to top