ClockThứ Năm, 01/10/2020 08:33

Đề xuất giảm điều kiện hưởng gói 62.000 tỷ cho người lao động, doanh nghiệp

Bộ LĐ-TB-XH vừa có tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.

Hỗ trợ chính sách thuế theo hướng thích ứngTrích 67 triệu đồng hỗ trợ đoàn viên Công đoànTích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu trong phòng chống dịch COVID - 19Kết nối việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19

Theo đó, dự thảo đã có nhiều điểm mới sửa đổi theo hướng thông thoáng, giảm bớt các điều kiện nhằm giúp người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng liên quan dễ dàng tiếp cận nguồn hỗ trợ từ Gói an sinh 62.000 tỷ đồng của Chính phủ nhằm hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Dự thảo do Bộ LĐ-TB-XH chủ trì, phối hợp và có tham khảo nhiều bộ, ngành trong việc rà soát sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Người lao động mưu sinh. Ảnh minh họa

Cụ thể, tờ trình đề xuất mở rộng hỗ trợ cho người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương tại “cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên ở các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông".

Về thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hàng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ 1/2/2020 và không quá 3 tháng.

Quy định này nhằm nới rộng thời điểm bắt đầu tạm hoãn từ 1/2/2020 (tháng Việt Nam công bố dịch) nhằm hỗ trợ cho các đối tượng có thời gian tạm hoãn kéo dài từ trước 1/4/2020 tới tháng 4, tháng 5 và tháng 6/2020 để tránh thiệt thòi cho đối tượng.

Đồng thời, việc linh động về thời điểm nhưng vẫn đảm bảo thời gian hỗ trợ không quá 3 tháng.

Bộ LĐ-TB-XH cũng đề xuất bỏ điều kiện “đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động”.

Đồng thời, Bộ đề xuất kéo dài khoảng thời gian lao động ngừng việc được hỗ trợ từ "trong khoảng thời gian từ tháng 4 - 6/2020 " thành "trong khoảng thời gian từ tháng 4 -12/2020" để tiếp tục hỗ trợ cho người sử dụng lao động đến hết năm 2020 bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách. Tuy nhiên, thời gian hỗ trợ cho vay vẫn không quá 3 tháng.

Bộ cũng đề xuất lược bỏ nội dung "để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc" bởi trong thực tiễn quy định này làm phát sinh thủ tục trong quá trình giải ngân của ngân hàng, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc linh hoạt các nguồn kinh phí để trả lương ngừng việc nhằm giữ chân người lao động.

Tờ trình quy định, điều kiện để người sử dụng lao động được tạm hoãn vào quỹ hưu trí tử tuất từ “giảm từ 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch” xuống còn “giảm từ 20% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch”.

Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ tốt hơn trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh hiện nay.

Theo phân tích của Bộ LĐ-TB-XH, với phương án giảm từ 50% xuống còn 20% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên, dự kiến có khoảng 70% số doanh nghiệp đủ điều kiện.

Đồng thời, trong trường hợp có khoảng từ 30% - 50% số doanh nghiệp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, tương ứng khoảng từ 120.000 - 200.000 doanh nghiệp với khoảng từ 3,2 - 5,4 triệu lao động được tạm dừng đóng với số tiền giảm một tháng khoảng từ 3.969 - 6.618 tỷ đồng.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

TIN MỚI

Return to top