ClockThứ Hai, 12/08/2013 05:54

Đổi mới phương thức dạy nghề

TTH - Phải đổi mới phương thức dạy nghề cho người lao động miền núi, giúp cho đồng bào dân tộc theo cách cầm tay chỉ việc nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề... đó là kiến nghị của Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Mã Điền Cư sau đợt giám sát về tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn Thừa Thiên Huế đầu tháng 8/2013.

Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và yêu cầu CNH-HĐH đất nước, việc dạy nghề và học nghề trở thành yêu cầu bức thiết của xã hội. Học nghề không chỉ là học các ngành nghề kỹ thuật, mà ngay cả những ngành nghề truyền thống, sản xuất nông nghiệp gắn bó ngàn đời với người dân và tưởng chừng ai cũng biết vẫn cần được đào tạo để nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, do rất nhiều yếu tố tác động, việc dạy nghề hiện gặp nhiều khó khăn, nhất là với lao động miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Hỗ trợ đào tạo nghề cho đồng bào miền núi, dân tộc thiểu số là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm giúp người dân tạo việc làm, tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống. Hơn 3 năm qua, Thừa Thiên Huế đã đầu tư gần 20 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản, thiết bị dạy nghề cho 3 trung tâm dạy nghề cấp huyện, thị xã và dạy nghề cho gần 1.500 lao động miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện Nam Đông, A Lưới và thị xã Hương Trà... Nhiều lao động sau khi được đào tạo nghề đã tìm được việc làm mới ở các nhóm nghề phi nông nghiệp; một số tiếp tục theo nghề cũ nhưng đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, tỷ lệ người được đào tạo nghề và phát huy nghề được đào tạo vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục đổi mới.

 

Trước hết, do đặc thù văn hoá, địa bàn cư trú, trình độ dân trí, nên việc định hướng và chọn nghề đào tạo nghề cho bà con dân tộc thiểu số có ý nghĩa rất quan trọng. Các nghề đào tạo cần phải theo đặc thù, truyền thống của các dân tộc, không thể mang nghề từ thành phố lên truyền dạy ở trên núi được. Vì vậy, việc xây dựng và nhân rộng các mô hình sẵn có như may công nghiệp, dệt Zèng ở A Lưới; chăm sóc, khai thác cây cao su và đưa giống cam mới vào trồng ở Nam Đông... là hướng đi tích cực nhất.

 

Thứ hai, việc đào tạo nghề cần tiếp cận sát với nhu cầu của thị trường lao động; gắn kết các chương trình giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và các mục tiêu xã hội khác. Việc nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng phải gắn liền với việc tư vấn, giới thiệu việc làm mới có thể thu hút được người học. Kiên quyết không tổ chức dạy và học nghề khi chưa xác định được nơi làm việc và mức thu nhập có được sau đào tạo.

 

Thứ ba, nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy của các trung tâm dạy nghề cũng cần só sự đổi mới để phù hợp với trình độ dân trí đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó cách thức dạy “cầm tay chỉ việc” là rất quan trọng.

 

Cuối cùng, cần có cơ chế chính sách khuyến khích thu hút, kêu gọi, ưu đãi cho doanh nghiệp lên vùng khó khăn sản xuất kinh doanh, phối hợp với nông dân sử dụng nguồn lực của địa phương, tạo công ăn việc làm cho người nông dân. “Ly nông” nhưng không phải “ly hương”, sẽ giảm bớt rất nhiều khó khăn cho người lao động, khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số học nghề. Được như vậy, chính sách mới thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.

Hoàng Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quảng Điền huy động hiệu quả các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại

Chiều 22/11, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt nhằm thảo luận, đóng góp ý kiến vào Dự thảo lần 1, Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Điền khóa XIV, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Quảng Điền huy động hiệu quả các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại
Diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng

Ngày 22/11, UBND tỉnh tổ chức diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng năm 2024. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, an ninh mạng, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số bền vững tại địa phương.

Diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng

TIN MỚI

Phương pháp chạy deadline hiệu quảTìm hiểu overthinking là gì
Return to top