ClockThứ Hai, 19/09/2022 07:05

Giá trị cho hạt lúa

Vụ lúa hè thu năm 2022 trên địa bàn tỉnh đến nay cơ bản đã thu hoạch hết, tránh được bất lợi thời tiết thường diễn ra cuối vụ, nhưng nông dân không mấy phấn khởi, vì năng suất lúa không cao và giá lúa thương phẩm lại thấp. Theo ghi nhận của chúng tôi, vụ lúa hè thu không chỉ năng suất bình quân giảm hơn 5 tạ/ha, mà giá lúa còn thấp hơn vụ trước 500-700 đồng/kg.

Điều này trái với câu cửa miệng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” khi phản ánh sự thiếu bền vững trong sản xuất và tiêu thụ nông sản diễn ra nhiều năm qua. Không chỉ năng suất và giá lúa thấp mà chi phí đầu tư phân, thuốc lại tăng cao khiến nhiều nông dân thua lỗ.

Năng suất lúa hè thu năm nay thấp được cho là thời tiết diễn biến thất thường, phức tạp ở đầu vụ; nắng hạn kéo dài, nhiều loại sâu bệnh, chuột gây hại… Tuy nhiên, giá lúa thấp khiến không ít người băn khoăn, khi hiện tại giá lúa ở nhiều địa phương và giá gạo xuất khẩu đang tăng. Theo lý giải của cơ quan chức năng, nguyên nhân giá lúa giảm là do chất lượng sản phẩm vụ lúa này khá thấp, ít doanh nghiệp thu mua, tập trung vào các giống như Khang dân, TH5, NA2; trong khi các giống lúa thuộc nhóm chất lượng cao như HT1, IRi35, HN6, JO2, HT6… thì giá bán cơ bản vẫn đảm bảo.

Một nguyên nhân nữa khiến chất lượng hạt lúa thấp đó là khâu canh tác chưa đảm bảo an toàn, dư lượng thuốc, phân bón hóa học vẫn còn tiềm ẩn trong sản phẩm nên khó tiêu thụ ở các thị trường lớn.

Ngoài năng suất và giá lúa thấp, giá vật tư nông nghiệp cao khiến người trồng lúa thua lỗ còn có nguyên nhân từ khâu chăm sóc. Đa số nông dân lâu nay đều cho rằng, làm ruộng chỉ lấy công để làm lãi. Song, theo những người có kinh nghiệm, đó là sản xuất theo kiểu manh mún, còn nếu sản xuất quy mô cánh đồng lớn thì vẫn có lãi…

Thời gian qua, công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả. Tình trạng một hộ gia đình chỉ có vài sào ruộng nhưng nằm ở nhiều cánh đồng đã được khắc phục, quy tụ lại, góp phần thuận lợi trong khâu chăm sóc cho người dân. Tuy nhiên, trong thực tế, diện tích canh tác cho từng hộ gia đình hiện nay vẫn còn ít, nên vẫn tốn công chăm sóc, mà theo lý giải của một nông dân: Một sào cũng chăm bón mà mười sào cũng phải chăm bón…

Việc thực hiện cánh đồng lớn trên địa bàn đến nay vẫn còn hạn chế, mới triển khai ở một số địa phương tại Phú Lộc, Quảng Điền… do các hợp tác xã, doanh nghiệp đảm nhận. Canh tác theo cánh đồng lớn sẽ đảm bảo được tính thống nhất về giống, nhất là thuận tiện canh tác theo hình thức hữu cơ, hạn chế tối đa sự phơi nhiễm vô cơ từ nguồn nước hay từ mảnh ruộng của người khác. Theo đó, năng suất và giá trị hạt lúa sẽ được nâng lên.

Trong Kế hoạch số 238 của UBND tỉnh về việc phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao giai đoạn 2020-2025, đã định hướng: Đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất và đầu tư cơ giới, tạo điều kiện cho các hộ dồn điền đổi thửa, khuyến khích các hộ ít hoặc không có lao động, không có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hoặc đã chuyển sang nghề khác có thu nhập ổn định cho các hộ khác thuê lại hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các hộ có nhu cầu tích tụ đất để mở rộng sản xuất lúa hàng hóa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đưa máy móc cơ giới vào phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp…

Đây cũng là một trong những giải pháp để nâng cáo giá trị hạt lúa, hạn chế tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” hay “vừa mất mùa vừa mất giá” trong tương lai.

ĐẶNG THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di tích tại Hương Trà

Về tổng thể, các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn TX. Hương Trà đã được tu bổ, tôn tạo dưới sự quản lý của các cơ quan chuyên môn và theo quy định của Luật Di sản văn hóa. TX. Hương Trà cũng đang đối mặt với một số vướng mắc liên quan đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản này.

Bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di tích tại Hương Trà
Nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, di sản

Hơn 20 năm kể từ khi được Quốc hội khóa X thông qua, Luật Di sản văn hóa đã thể chế hóa các quy định của Hiến pháp về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam.

Nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, di sản
Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 2: Muốn lan tỏa, thôi phụ thuộc ngân sách

Bên cạnh việc lan tỏa ra thị trường đến rộng rãi hơn với bạn đọc không những trong nước mà xa hơn là quốc tế, những ấn phẩm Tủ sách Huế về lâu dài cần được nhân rộng số lượng phát hành thông qua hình thức xã hội hóa. Xa hơn cũng cần tính toán để Tủ sách Huế thích ứng với quá trình chuyển đổi số để mọi người dễ tiếp cận. Đây là hiến kế của các chuyên gia, những người hoạt động trong lĩnh vực xuất bản khi bàn về đường hướng phát triển Tủ sách Huế không chỉ trong tương lai, mà cần hành động ngay từ bây giờ.

Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 2 Muốn lan tỏa, thôi phụ thuộc ngân sách
Bảo tồn và tôn vinh giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực Huế đang dần khẳng định vị thế trong lòng du khách trong, ngoài nước và mới đây, UBND TP. Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo tồn và tôn vinh giá trị ẩm thực Huế

TIN MỚI

Return to top