ClockThứ Hai, 09/06/2014 12:47

Giảm nghèo bền vững

TTH - Phiên thảo luận kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012 của kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIII được phát thanh, truyền hình trực tiếp vào cuối tuần qua được đông đảo cử tri cả nước theo dõi. Trong đó, xoá nghèo bền vững là vấn đề được các đại biểu Quốc hội thảo luận sôi nổi tại nghị trường.
Đói nghèo là một thách thức mang tính toàn cầu, nhất là đối với những nước đang phát triển như nước ta. Thực tế hiện nay, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao thường là vùng có điều kiện khó khăn, thiếu đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất chất lượng thấp lớn; thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp; thiếu đường giao thông để bà con tiếp cận thị trường... Vì vậy, để xoá nghèo bền vững cần phải tập trung giải quyết tận gốc vấn đề.
Trước đây, chúng ta thường giúp đỡ người nghèo bằng cách cứu trợ mùa giáp hạt, hỗ trợ khi ốm đau hoạn nạn. Nhưng hiện nay, việc giúp đỡ người nghèo bắt đầu hiệu quả hơn nhờ những chương trình, chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ, như dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, thôn đặc biệt khó khăn; dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo; dự án hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện chương trình; chính sách vay vốn ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí, cấp bù học phí, thẻ BHYT cho người nghèo, người dân tộc thiểu số... Nói theo kiểu dân gian là chuyển từ giúp “xâu cá” sang giúp “cần câu” và dạy cả cách câu, cách bảo quản, chế biến, giới thiệu cả nơi bán cá.
Tại Thừa Thiên Huế, chỉ trong 3 năm (2011-2013), tổng vốn đầu tư thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đạt hơn 192,4 tỷ đồng. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm bình quân hàng năm từ 1,5-1,7% (năm 2013 còn 6,5%); khoảng cách chênh lệnh về nghèo giữa các vùng, các địa phương ngày càng thu hẹp. Thực tế ở các huyện miền núi Nam Đông, A Lưới - nơi tập trung đồng bào dân tộc thiểu số và cũng là nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của tỉnh - đã chứng minh điều này. Từ chỗ trông chờ ỷ, lại Nhà nước, nhờ chính sách giao đất, giao rừng; khuyến khích, hỗ trợ trồng rừng, trồng cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi, hàng ngàn hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ thoát nghèo mà còn làm giàu, với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Thành công này là nhờ giải quyết được tận gốc vấn đề, đó là tạo công ăn việc làm cho người dân đi đôi với phát triển sản xuất hàng hóa.
Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến đói nghèo thì không ai giống ai. Có người do thiếu sức lao động, thiếu tư liệu, vốn sản xuất; có người lại do thiếu kinh nghiệm, kiến thức làm ăn, khả năng quản lý chi tiêu hoặc gặp tai nạn, ốm đau… Vì vậy, để giúp đỡ người nghèo hiệu quả, chúng ta cần có những cách làm phù hợp với từng vùng, từng đối tượng cụ thể. Một số tổ chức quốc tế khi triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sinh kế, xoá đói giảm nghèo thường khảo sát kỹ khó khăn, nhu cầu, khả năng của đối tượng tham gia dự án, từ đó đề ra biện pháp giúp đỡ thiết thực, hiệu quả, bền vững. Có trường hợp, không nhất thiết hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng cần giúp đỡ, mà thông qua đầu tư cho người có khả năng quản lý, tạo việc làm cho đối tượng cần giúp đỡ để họ có thu nhập ổn định. Có trường hợp, họ kỳ công khảo sát, tìm 1-2 người có uy tín và khả năng tác động đến đối tượng cần giúp đỡ và thông qua những người này để hỗ trợ vốn làm, cách quản lý... Đây là những kinh nghiệm hay, cần được nhân rộng, nhằm tránh lãng phí nguồn lực mà người nghèo vẫn hoàn nghèo.
Hoàng Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời

Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời
Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế

Sáng 21/12, UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Huế
80 năm trước quân đội ta ra đời

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, đúng 17 giờ chiều ngày 22/12/1944, tại núi Slam Cao, trong khu rừng Trần Hưng Đạo, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức lãnh đạo và chỉ huy, đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ của Đội đối với Tổ quốc.

80 năm trước quân đội ta ra đời
Return to top