ClockThứ Tư, 06/05/2015 08:09

Giao thông tĩnh sẽ hết "tĩnh"?

TTH - Theo đề án Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh vừa được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ ba, nhiệm kỳ 2011-2016 thì đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh sẽ xây mới, cải tạo nâng cấp 15 bến xe (trong đó có 11 bến xe khách, 4 bến xe hàng) và 42 bãi đỗ xe tại khu vực đô thị trung tâm, các khu đô thị, dân cư mới), điểm, khu du lịch, thị trấn, thị tứ. Đến 2030 sẽ hoàn thiện xây dựng, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa 23 bến xe và bãi đỗ xe.

Đây là một đề án được nhiều người kỳ vọng. Nhất là trong vài ba năm trở lại đây, mật độ và lưu lượng xe tham gia lưu thông, đậu đỗ tại các khu vực trung tâm, nhất là ở TP Huế đã bắt đầu phát tín hiệu báo động. Không chỉ ở kỳ nghỉ lễ dài như vừa qua, khi phải đón một lượng khách đông đảo với rất nhiều phương tiện – nhiều nhất là xe ô tô các loại từ nhiều đến Huế tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng mà ngay cả những ngày bình thường, vẫn có cảm giác những con đường của Huế cũng đã trở nên nhỏ nhắn hơn trước mật độ xe ngày một đầy lên và đậu đỗ bên nhiều tuyến đường. Bên cạnh câu chuyện về sự phát triển của đời sống, điều được nhiều người lưu tâm là việc đón đầu, quy hoạch các điểm giao thông tĩnh đã được đặt ra, được chuẩn bị và thực hiện như thế nào.

Trước đề án điều chỉnh mà chúng tôi đã đề cập ở trên, từ tháng 10 năm 2007, ngoài định hướng quy hoạch bến xe khách tại các đô thị vệ tinh như Phú Bài, Thuận An, Tứ Hạ, tại QĐ số 2306 ngày 10 tháng 10 năm 2007, UBND tỉnh cũng đã dành một quỹ đất có tổng diện tích 74,10 ha cho các điểm đỗ xe từ loại I đến loại IV. Tuy nhiên, vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan, quy hoạch vẫn chưa thực hiện được, ngay trong phân kỳ từ năm 2007 – 2010 đối với việc xây mới 02 bến xe khách đầu mối ở phía bắc (thị xã Hương Trà) và phía nam (thị xã Hương Thủy), đồng thời cải tạo hai bến xe phía nam và phía bắc TP Huế hiện có chuyển dần thành điểm giao thông tỉnh nội đô phục vụ du lịch, dịch vụ. Ngoại trừ một vài điểm đậu xe dễ nhận thấy ở đương Đống Đa, đường Đội Cung và bến xe Nguyễn Hoàng, giao thông tĩnh vẫn còn tĩnh và chưa có thêm những điểm mới.
Theo tinh thần đã được HĐND tỉnh thông qua, câu hỏi giao thông tĩnh sẽ hết tĩnh trong thời gian tới, góp phần cải thiện được tình trạng đậu đỗ tràn lan như hiện tại có lẽ đã có nền móng và tiền đề. Điều còn lại phụ thuộc vào năng lực của nguồn vốn đầu tư, của sự quyết tâm để tạo một sự thay đổi, không chỉ cho giao thông tĩnh mà còn cho cả sự phát triển của giao thông vận tải trên địa bàn trong định hướng phát triển đầy đặn và dài hơi hơn trên nhiều phương diện.
Bình Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời

Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời
Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế

Sáng 21/12, UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Huế
80 năm trước quân đội ta ra đời

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, đúng 17 giờ chiều ngày 22/12/1944, tại núi Slam Cao, trong khu rừng Trần Hưng Đạo, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức lãnh đạo và chỉ huy, đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ của Đội đối với Tổ quốc.

80 năm trước quân đội ta ra đời
Return to top