ClockThứ Sáu, 09/08/2013 05:59

Hãy góp phần xoa dịu nỗi đau da cam!

TTH - Chiến tranh đã lùi xa gần bốn thập kỷ nhưng nhiều gia đình, nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam (CĐDC)/dioxin đang phải chịu hậu quả hết sức nặng nề và dai dẳng với nỗi đau thể xác và tinh thần không thể bù đắp được. Hiện, cả nước có khoảng 4,8 triệu người bị phơi nhiễm chất độc này và hàng trăm ngàn người trong số đó đã qua đời, nhưng hàng triệu người và con, cháu của họ đang phải sống lay lắt trong bệnh tật, nghèo khó bởi di chứng. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách để khắc phục hậu quả CĐDC và các cấp, các ngành trong cả nước cũng nỗ lực với nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện để những gia đình, nạn nhân nhiễm chất độc này phấn đấu vươn lên vượt qua bệnh tật. Tuy nhiên, hiện còn rất nhiều những gia đình, nạn nhân thiếu thốn, cơ cực trong cuộc sống; do họ là những người nghèo nhất trong những người nghèo và là người đau khổ nhất trong những người đau khổ.

Hình ảnh trước tiên mà chúng tôi trông thấy trong những ngày đầu tháng 8 vừa qua là giữa những cơn mưa lớn của bão số 5 đang đổ bộ vào miền Bắc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân vẫn đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ xây nhà cùng vốn sản xuất 50 triệu đồng/gia đình cho các cựu chiến binh là nạn nhân da cam tỉnh Bắc Giang nhân kỷ niệm 52 năm Ngày thảm họa da cam tại Việt Nam (10/8/1961 – 10/8/2013). Chuyến thăm nạn nhân da cam đầu tiên của vị Phó Thủ tướng Chính phủ đã mở đầu chuỗi hoạt động thăm hỏi, tặng quà nạn nhân này có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của các tỉnh, TP trong toàn quốc.

“Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề của CĐDC tác động tổn hại đến sức khỏe và môi trường sống với khoảng 15 ngàn người bị phơi nhiễm bởi chất độc này. Gần 3 ngàn người trong số đó thuộc các thế hệ thứ nhất và thứ hai được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Pháp lệnh người có công nhưng việc xét duyệt đối tượng hiện nay đang tạm ngưng để chờ tiêu chí mới. Tuy nhiên, CĐDC có hiện tượng di truyền sang thế hệ thứ ba, còn thời gian bán phân hủy của chất độc này khắp trên địa bàn tỉnh có thể lên đến hàng trăm năm nên tác hại nặng nề chưa thể lường hết được. Nhiệm kỳ qua (2010 - 2012), Hội Nạn nhân CĐDC tỉnh không những đã phối hợp các cơ quan, đoàn thể liên quan vận động ủng hộ nạn nhân da cam về tinh thần và vật chất trong các dịp lễ, Tết, Ngày vì nạn nhân da cam mà còn tranh thủ được các dự án với đối tượng hưởng lợi có nạn nhân này với hơn 2,5 tỷ đồng... góp phần giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo, động viên họ vượt qua chính mình, không mặc cảm, tự ti để vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Vừa qua, nạn nhân da cam trên địa bàn tỉnh rất phấn khởi khi được tin UBND tỉnh ban hành kế hoạch khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020 với kinh phí dự kiến hơn 800 tỷ đồng” - Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC tỉnh Nguyễn Cương cho hay.

Nhân Tháng hành động vì nạn nhân CĐDC (ngày 10/8 hằng năm) và kỷ niệm 10 năm Ngày truyền thống Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam (10/1/2004 – 10/1/2014), các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang cũng như các tổ chức xã hội từ thiện và các nhà hảo tâm cần tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nhân văn “Tương thân tương ái” quan tâm đóng góp, ủng hộ hoặc nhận giúp đỡ, chăm sóc trực tiếp các nạn nhân da cam trên địa bàn tỉnh theo địa chỉ cụ thể. Qua đó, góp phần xoa dịu nỗi đau này, giảm bớt sự thiếu thốn về vật chất và tinh thần của các nạn nhân, từng bước vượt qua khó khăn vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp một phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Vĩnh Cự
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời

Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời
Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế

Sáng 21/12, UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Huế
80 năm trước quân đội ta ra đời

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, đúng 17 giờ chiều ngày 22/12/1944, tại núi Slam Cao, trong khu rừng Trần Hưng Đạo, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức lãnh đạo và chỉ huy, đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ của Đội đối với Tổ quốc.

80 năm trước quân đội ta ra đời
Dâng hương tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ

Nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), sáng 20/12, Tỉnh ủy - HĐND – UBND – UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các địa phương long trọng tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ (AHLS) tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn.

Dâng hương tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ
Return to top