ClockChủ Nhật, 20/10/2024 20:15

Hoàn thiện các chính sách pháp luật để thúc đẩy sự phát triển

TTH.VN - Ngày 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV (Kỳ họp) sẽ chính thức khai mạc. Đây là kỳ họp mà Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận nhiều nội dung nhất từ trước đến nay, đặc biệt là Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại LàoCác dự án luật cần hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu từ thực tiễnQuốc hội sẽ thảo luận, quyết định thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ươngSửa đổi Luật để thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp

Xung quanh Kỳ họp, Báo Thừa Thiên Huế online ghi nhận ý kiến lãnh đạo các sở, ngành, địa phương về kỳ vọng kết quả các nội dung mà Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua.

Giám đốc Sở Tư pháp - ông Nguyễn Văn Hưng 

Ông Nguyễn Văn Hưng, Giám đốc Sở Tư pháp: Gỡ khó để triển khai các dự án đầu tư công

Qua các thông tin truyền thông đại chúng, tôi được biết, Kỳ họp sẽ thông qua 29 nội dung về dự thảo luật và nhiều nội dung quan trọng khác liên quan đến kinh tế - xã hội.

Đối với tôi, việc Quốc hội xem xét, thảo luận, thông qua các dự án luật, nghị quyết lần này đóng vai trò hết sức quan trọng. Đây sẽ là cơ sở pháp lý để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Trong số các dự án luật được Quốc hội thảo luận, tôi quan tâm và kỳ vọng về các nội dung của dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). 

Hiện nay, cả nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đang gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai các dự án. Do vậy, tôi kỳ vọng, dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) sẽ tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, cụ thể cho toàn bộ quá trình đầu tư của các chương trình, dự án đầu tư công, từ công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm đến quá trình triển khai theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện đầu tư công.

Tại kỳ họp này, một sự kiện hết sức đặc biệt đối với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế đó là việc Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Tôi kỳ vọng Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung uơng, có hiệu lực từ năm 2025. Đây sẽ là bước quan trọng để cụ thể hoá Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Phó Chủ tịch HĐND huyện A Lưới - ông Nguyễn Tân 

* Ông Nguyễn Tân, Phó Chủ tịch HĐND huyện A Lưới: Các dự luật nên có sự đồng bộ, thống nhất

Ngoài Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, trong các dự luật được Quốc hội xem xét, thảo luận tại kỳ họp này, tôi quan tâm đến Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Dự án Luật này được Quốc hội ban hành ngày 20/11/2015 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2016 là cơ sở pháp lý quan trọng phục vụ cho hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện, luật đã phát sinh nhiều hạn chế, khó khăn trong thực hiện như quy định thủ tục hành chính, quy trình thực hiện giám sát, các chủ thể có thẩm quyền, vai trò của mỗi chủ thể trong hoạt động giám sát, hậu quả pháp lý, trách nhiệm thực hiện, thời gian thực hiện mỗi công việc… 

Thực tiễn cho thấy, Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND lần này mới chỉ mang tính sửa đổi, bổ sung về mặt kỹ thuật mà chưa tháo gỡ hết các khó khăn, vướng mắc trong thi hành luật. 

Do vậy, tôi mong muốn Quốc hội nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đồng thời Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan dân cử.

Cụ thể là cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND trên cơ sở tích hợp toàn bộ các quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan dân cử trong thực hiện hoạt động giám sát; tích hợp các nội dung của Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.

Ngoài ra, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật theo hướng giảm bớt các thủ tục hành chính quy định trong hoạt động giám sát. Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nên quy định ngay trong luật.

Ông Nguyễn Văn Bổn, Chủ tịch UBND xã Hương Phong 

Ông Nguyễn Văn Bổn, Chủ tịch UBND xã Hương Phong, TP. Huế: Cần khắc phục những quy định không còn phù hợp với thực tiễn

Xã Hương Phong từ lâu được biết đến là vùng rốn lũ của tỉnh, cùng với đó là cơ sở hạ tầng vẫn còn chưa hoàn thiện, nhất là hệ thống giao thông. Tuy nhiên, từ khi sáp nhập vào TP. Huế, Hương Phong được chính quyền các cấp quan tâm. Về hạ tầng đã từng bước đổi thay, trường học hay trạm y tế cũng được quan tâm đầu tư, đời sống của người dân từng bước được nâng lên.

Chúng tôi luôn xác định, việc huy động nguồn lực, quan tâm cải thiện diện mạo đô thị sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu. Ngoài sự hỗ trợ của chính quyền cấp trên, tự thân chính quyền xã cùng người dân cũng phải nỗ lực, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, từ đó phát huy sức mạnh tập thể để hướng đến sự phát triển chung.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, không phủ nhận những thuận lợi từ các cơ chế, chính sách hiện hành, song nhiều quy định đang cho thấy không còn phù hợp với đời sống của người dân. Do vậy, tại kỳ họp, bản thân tôi kỳ vọng các quyết sách của Quốc hội sẽ góp phần hoàn thiện nhiều dự án luật liên quan. Bởi, những dự án luật này sẽ trực tiếp điều chỉnh hành vi xã hội; đưa ra quyết sách hoàn thiện các thể chế, hỗ trợ cho người dân; từ đó, góp phần vào công cuộc kiến thiết, phát triển đất nước.

Trong chương trình kỳ họp, có lẽ sự kiện không chỉ tôi mà Nhân dân toàn tỉnh đều mong chờ đó là việc Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Đây là dốc mốc quan trọng cho hành trình phát triển của tỉnh trong nhiều năm qua. Ở góc độ địa phương, khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, cơ hội lớn sẽ được mở ra. Đó là vấn đề về thu hút đầu tư, cải thiện sinh kế người dân hay xa hơn là khẳng định vị thế của một vùng đất.

LÊ THỌ (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:
Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe các trưởng ngành trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại Quốc hội.

Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo

TIN MỚI

Return to top