ClockThứ Tư, 07/07/2021 14:57

Học cách “sống chung” với dịch bệnh

Khi bày tỏ sự lo lắng của mình về Thừa Thiên Huế lại xuất hiện 1 ca F0, sau hơn 51 ngày không ghi nhận bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn, bạn tôi từ Hà Nội gõ mấy chữ bình thản “Về F0, đến giai đoạn này phải học, và xác định sống chung thôi, chị ạ! Trước khi có và được tiêm vắc xin, vấn đề là nhớ 5K để giữ cho mình, gia đình và cộng đồng!”.

Bạn làm tôi có luôn một hơi thở nhẹ. Chỉ một câu nói, nhưng cảm giác được lắng nghe, được chia sẻ và những ý nghĩ trong đầu tôi về virus Corona gần như đã vơi vớt nhiều.    

Mấy hôm trước, trong nhóm zalo, các đồng nghiệp thông báo Tây Ninh có 5 ca và cách ly luôn 1 thị xã. Bạn khác nói, Khánh Hòa đã 16 ca. Lúc đầu cứ lo chốt chặn phía nam, ai dè bị lây hàng xóm (Phú Yên- PV)! Tỉnh đang nỗ lực để truy vết, khoanh vùng để bảo vệ dân. Bạn đang quản lý một tờ báo ở Sài Gòn điềm đạm “Bình tĩnh đi, Sài Gòn đã 5.000 ca. Đến người bị bỏng đi viện cũng phát hiện mắc COVID-19 kìa. Lúc đầu lo sốt vó sau đó thích nghi, thì các con số không còn ý nghĩa nữa. Giờ ai cũng có nguy cơ, vấn đề là chúng ta nhìn nhận, thích ứng, chia sẻ, động viên, chốt chặn và đối diện nó như thế nào!”. Đồng nghiệp khác của tôi ở Huế cũng bình thản khi tôi, một lần nữa chia sẻ về “hơi thở nhẹ” của mình: “Mình không quan tâm đến các con số nữa và phải tin vào các biện pháp để ngăn và phòng dịch từ chính quyền. Đương nhiên là mỗi người phải ý thức và biết cách tự bảo vệ mình trước”. Ý của bạn là chủ động phòng vệ, nhưng cũng đừng để nó chi phối.

Tôi cũng đã nghĩ hoài về điều đó. Ngoài sự bất an, phấp phỏng cũng chỉ làm chúng ta rối lên vì những thứ mà ngay cả bản thân mình nữa, dù được trang bị các lớp bảo vệ trước một loại vi rút có thực, mà không thể nhìn thấy. Trong khi đó, dù đã bị tác động bởi những làn sóng COVID-19, chúng ta vẫn phải sống, làm việc và cần có những nhu cầu tối thiểu khác. May mắn là tại Huế, mọi việc cơ bản vẫn đang ổn, với một sự vận hành tốc lực, ngay và luôn, để truy vết, khoanh vùng và cách ly các F. So với nhiều tỉnh thành khác, chúng ta vẫn đang có một không gian khá yên ổn. Nên quả thật là điều không hề mong muốn, nếu ai đó vô ý, sơ sểnh, hoặc bất cẩn trước con vi rút không – ai – thấy mà tác hại đến cả những số phận cụ thể của toàn cầu.

Học cách sống chung, chúng ta sẽ có một tâm thế bình tĩnh, và biết mình cần phải làm gì để tránh nguy cơ, không chỉ là đại dịch.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐỐI MẶT VỚI DỊCH ĐẬU MÙA KHỈ:
Cần rút bài học từ Covid-19

Khi đại dịch COVID-19 vừa kết thúc, với sự xuất hiện của một chủng virus mới, được biết đến là virus Mpox gây bệnh đậu mùa khỉ, cảnh báo về việc căn bệnh này đã và đang nghiêm trọng hơn ở châu Phi cũng như lây lan nhanh tại nhiều nước trên thế giới, sẽ giành được nhiều sự chú ý hơn.

Cần rút bài học từ Covid-19
Xử lý kịp thời ca bệnh sốt xuất huyết, ngăn muỗi sinh sôi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có gần 900 ca bệnh sốt xuất huyết, có tuần ghi nhận đạt đỉnh 70 trường hợp dương tính với sốt xuất huyết Dengue. Ngành y tế tỉnh nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp truyền thông, tổ chức vệ sinh môi trường, nâng cao nhận thức cho người dân…

Xử lý kịp thời ca bệnh sốt xuất huyết, ngăn muỗi sinh sôi
TP. Huế tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè

Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè, không để dịch bệnh bùng phát và hạn chế tối đa số ca mắc bệnh và tử vong, UBND TP. Huế chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2024, đặc biệt là sốt xuất huyết và các bệnh dự phòng bằng vắc xin.

TP Huế tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè

TIN MỚI

Return to top