ClockChủ Nhật, 16/04/2023 05:40

Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12 ra tuyên bố chung

TTH.VN - Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12 với chủ đề “Hợp tác địa phương: Động lực thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững, toàn diện sau đại dịch” đã ra tuyên bố chung vào chiều 15/4 tại Hà Nội.

Kết nối, tìm kiếm tư liệu di sản văn hóa trên đất PhápPháp hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ bảo tàngThúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt-Pháp ngày càng hiệu quả, thực chất

leftcenterrightdel
 Các đại biểu tham dự hội nghị

Đoàn Thừa Thiên Huế tham dự do UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dẫn đầu.

Theo đó, tuyên bố chung nêu rõ: “Trong ba ngày họp tại các phiên toàn thể và chuyên đề, nhận thấy tầm quan trọng của hợp tác giữa các địa phương nhằm giải quyết các thách thức đặt ra trong quá trình phát triển và nắm bắt các cơ hội, chúng tôi nhất trí tuyên bố:

Ý thức rõ về những thay đổi môi trường và khí hậu do hoạt động của con người gây ra, chúng tôi  khẳng định lại quyết tâm hợp tác, trên cơ sở những tiềm năng về trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển bền vững, đặc biệt là quản lý nước hiệu quả và thống nhất rằng bảo vệ môi trường là cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Ý thức được nhu cầu cần nhanh chóng thích ứng với chuyển đổi số hiện đang trở thành một thách thức lớn đối với chuyển biến kinh tế - xã hội, chúng tôi khẳng định hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp có thể đưa ra các hướng hành động và giải pháp hiệu quả để dẫn dắt thành công chuyển đổi, thông qua chia sẻ nhận thức chung, các chính sách, kinh nghiệm thành công và cả thất bại trong phát triển hệ sinh thái số, kinh tế số, xã hội số và thành phố thông minh. Trong quá trình này, mục đích ưu tiên là cải thiện chất lượng dịch vụ công và môi trường kinh doanh.

Nhận thức rõ những thách thức của đô thị hóa đối với sự phát triển bền vững của các thành phố và cuộc sống của người dân, chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài phát triển bền vững. Vì vậy những tư duy đổi mới cần thúc đẩy các dự án dựa trên cách tiếp cận toàn diện và phù hợp với điều kiện địa phương để đảm bảo sự hài hòa, cân bằng giữa hiện đại và truyền thống, bảo tồn di sản và phát triển kinh tế, môi trường, hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa. Điều này không chỉ đòi hỏi một tầm nhìn dài hạn về quy hoạch, quản lý đô thị, mà còn cần có các giải pháp khuyến khích, huy động các chủ thể khác nhau, đặc biệt là cư dân đô thị tham gia vào quá trình chuyển đổi theo hướng xanh hơn và bền vững hơn.

Qua các cuộc thảo luận về hình thức bảo tồn di sản, phát huy văn hoá và phát triển du lịch, chúng tôi khẳng định các địa phương Việt Nam và Pháp, với sự đa dạng và phong phú về văn hóa và di sản của mỗi bên, có chung lợi ích tăng cường hợp tác trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng xanh, công nghiệp văn hóa gắn với bảo tồn di sản vật thể và phi vật thể. Chúng tôi vui mừng nhận thấy đây chính là các chủ đề quan tâm chung của các địa phương hai nước, cùng với sự tương đồng và khác biệt vốn có, sẽ là những nội dung hợp tác tuyệt vời, cân bằng và phong phú”.

Được biết, Hội nghị lần thứ 13 sẽ được tổ chức tại Pháp vào năm 2026.

THÀNH BỐN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời

Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời
Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế

Sáng 21/12, UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Huế
80 năm trước quân đội ta ra đời

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, đúng 17 giờ chiều ngày 22/12/1944, tại núi Slam Cao, trong khu rừng Trần Hưng Đạo, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức lãnh đạo và chỉ huy, đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ của Đội đối với Tổ quốc.

80 năm trước quân đội ta ra đời
Return to top