ClockThứ Sáu, 23/08/2019 08:51

Kết nối giao thông vươn ra biển lớn

TTH - Chiều dài bờ biển 1.900 km là thế mạnh để các tỉnh miền Trung phát triển kinh tế từ biển. Tiềm năng này đã được chỉ ra tại Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung, tổ chức tại Bình Định, ngày 20/8 vừa qua.

Theo đánh giá, các tỉnh miền Trung nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây và cửa ngõ ra biển, kết nối với các nước trong khu vực.

Thừa Thiên Huế có bờ biển dài 128 km. Từ lâu, việc khai thác các tiềm năng, lợi thế từ biển luôn được người dân và chính quyền các cấp quan tâm. Riêng số lượng tàu đánh bắt xa bờ trên địa bàn đã tăng mạnh trong những năm gần đây, với gần 500 chiếc; nhiều cơ sở chế biến thủy hải sản được thành lập, góp phần nâng cao giá trị khai thác...

Không chỉ có nguồn lợi thủy sản, vận tải đường biển là một trong những thế mạnh khó có các loại hình vận tải khác sánh kịp, với năng lực vận tải lớn, giá thành thấp, thuận tiện trong giao thương với các nước. Thông tin từ cuộc tọa đàm trực tuyến “Kinh tế vùng trọng điểm nhìn từ hệ thống cảng biển” được Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 29/5 vừa qua tại Hà Nội cho thấy, hiện nay, trên thế giới, 80% khối lượng hàng hóa trao đổi thương mại giữa các quốc gia là do vận tải biển đảm nhận. Ở Việt Nam, 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hàng năm của cả nước được thông qua hệ thống cảng biển.

Trong hệ thống cảng biển ở miền Trung, cảng Chân Mây là cảng biển tổng hợp đầu mối loại I của Việt Nam, có độ sâu ổn định đảm bảo cho tàu 30 ngàn tấn ra vào. Tuy có lợi thế về tải trọng, song hiệu quả khai thác của cảng đến nay vẫn chưa được như mong muốn. Mặc dù, năm 2018, sản lượng hàng hóa thông qua cảng Chân Mây trên 2,3 triệu tấn, đạt 108,65% so với kế hoạch, được cho là năm đạt doanh thu và sản lượng cao nhất kể từ ngày cảng này đi vào hoạt động. Trong khi đó, năm 2018, sản lượng hàng hóa qua cảng Đà Nẵng đạt 8,65 triệu tấn và cảng Quy Nhơn đã đạt 8,3 triệu tấn...

Nguyên nhân chính hiện nay là cảng Chân Mây chỉ mới đưa vào hoạt động bến số 1 với chiều dài 480 m cầu bến; bến cảng số 2 và số 3 đang được đầu tư; dự kiến bến số 2 sẽ được hoàn thành đưa vào hoạt động vào Quý I năm 2020.

Thực tế cũng chỉ ra rằng, để cảng biển phát huy hiệu quả, khai thác hết công suất thì các cơ sở công nghiệp, nhất là hạ tầng giao thông kết nối với cảng phải được đồng bộ. Thời gian qua, cùng với thành lập các khu công nghiệp, thu hút đầu tư, hệ thống giao thông kết nối giữa các vùng kinh tế được quan tâm.

Điều đáng tiế là công trình đường 74, dài 34 kim nối Nam Đông - A Lưới vẫn chưa được hoàn thành. Ngoài nhiệm vụ quốc phòng an ninh, tuyến đường còn có mục đích thông với QL1A, cảng nước sâu Chân Mây, đường Hồ Chí Minh, cửa khẩu S10 sang Lào... trở thành tuyến vành đai trong giao thương, phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, ngoài hệ thống QL1A, đường sắt Bắc Nam ngang qua, đoạn cao tốc La Sơn - Túy Loan, nối Thừa Thiên Huế với Đà Nẵng cơ bản hoàn thành; đồng thời, dự án đoạn Cam Lộ - La Sơn đang được khởi động. Tại Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành; trong đó, đề nghị Bộ KH&ĐT đề xuất nguồn lực để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cấp bách, nhất là hệ thống đường ven biển, đường lên Tây Nguyên và các công trình trọng điểm của vùng...

Cùng với nội lực của chính mình, đây là cơ hội tốt để các tỉnh miền Trung nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng vương ra biển lớn.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/12 công bố báo cáo “Tương lai của năng lượng địa nhiệt” cho hay, trong bối cảnh nhu cầu điện toàn cầu dự kiến tăng mạnh, các công nghệ mới đang mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt để cung cấp năng lượng sạch 24/7 tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top