ClockThứ Ba, 04/01/2022 15:49

Khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội

TTH.VN - Chiều 4/1, tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, các ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế đã tham gia thảo luận về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH).

Quyết định một số vấn đề quan trọng, cấp bách về kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sáchCùng nhau phục hồi và phát triển mạnh mẽ hơn trong năm mới 2022Kỳ họp Quốc hội bất thường đầu tiên: Mục tiêu tối thượng phục vụ nhân dân10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam trong năm 2021Nhìn lại năm 2021: Quốc hội năng động, đổi mới, hành động quyết liệt vì dân

Đoàn ĐBQH Thừa Thiên Huế tham gia họp trực tuyến

5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

Mục tiêu của Chương trình nhằm khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5 - 7%/năm giai đoạn 2021 - 2025, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung và dài hạn. Bên cạnh đó, phục hồi, phát triển nhanh sản xuất kinh doanh, nhất là ngành, lĩnh vực quan trọng, tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trên cơ sở thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch. Đồng thời, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, người lao động, nhất là người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh...

Chương trình xác định 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu với quy mô thực hiện dự kiến trong năm 2022 - 2023 gồm: Mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh (60 nghìn tỷ đồng); Bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm (53,15 nghìn tỷ đồng); Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh (110 nghìn tỷ đồng); Phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển (113,85 nghìn tỷ đồng); Cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, huy động từ các Quỹ tài chính ngoài ngân sách Nhà nước khoảng 10 nghìn tỷ đồng.

Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về một số chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình. Cụ thể, tăng bội chi ngân sách Nhà nước để có nguồn thực hiện Chương trình với tổng số tiền là 240 nghìn tỷ đồng trong 2 năm 2022 - 2023. Đồng thời xem xét, cho ý kiến tiếp tục miễn, giảm thuế khoảng 64 nghìn tỷ đồng trong năm 2022 và tính vào bội chi ngân sách Nhà nước tương ứng.

Ưu tiên giảm thuế, đầu tư phát triển hạ tầng

Tham gia thảo luận về dự thảo nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển KT - XH, các đại biểu đoàn ĐBQH tỉnh cơ bản nhất trí với sự cần thiết thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình nhằm cụ thể hóa các kết luận, nghị quyết của Trung ương Đảng, của Quốc hội và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu cho rằng, mặc dù bội chi nằm trong ngưỡng cho phép của quốc gia nhưng có liên quan đến tiền tệ, miễn giảm thuế. Đề nghị cân nhắc quy mô, liều lượng của việc miễn, giảm thuế; miễn giảm tiền thuê đất. Về chi cho đầu tư phát triển, đề nghị rà soát kỹ danh mục đề xuất, bảo đảm hiệu quả thiết thực, phù hợp với quy định, phù hợp với khả năng hấp thụ, giải ngân vốn đầu tư công.

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng, cần tập trung vào các ngành, lĩnh vực cần được kích cầu, có tác dụng lan tỏa, cần loại trừ các sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối với chính sách hỗ trợ lãi suất, đại biểu đề nghị cần tập trung vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi hoặc được bảo lãnh tín dụng; chú trọng khoản vay tạo dư địa cho phục hồi và phát triển.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu cơ bản tán thành với dự thảo nghị quyết quy định rõ 5 nhóm đối tượng hỗ trợ rất cụ thể. Đề nghị Chính phủ xác định rõ và bổ sung quan điểm về việc nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế; chỉ sử dụng bội chi ngân sách Nhà nước để chi đầu tư phát triển. Nguồn lực đưa ra phải hấp thụ được ngay trong 2 năm triển khai Chương trình (2022 - 2023).

Đại biểu Phạm Như Hiệp đề nghị khi xây dựng nghị quyết cần có sự đồng bộ và phối hợp chặt chẽ trong chính sách tài chính và tiền tệ. Cần có một gói hỗ trợ đủ lớn để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, an sinh xã hội. Đồng thời, cần có chính sách trọng tâm, trọng điểm đối với các ngành, lĩnh vực cụ thể. Đối với ngành y tế là ngành “đứng mũi chịu sào” - trực tiếp tham gia trong phòng chống dịch COVID-19, nếu có chiến lược tốt trong điều trị dịch bệnh sẽ góp phần đẩy lùi dịch bệnh, góp phần “thích ứng an toàn”, giúp ổn định để phát triển KT- XH.

Đại biểu Phạm Như Hiệp băn khoăn về chi trả điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Hiện nay ngân sách nhà nước đang hỗ trợ chi trả tất cả. Cần phân rõ mảng nào của ngân sách, mảng nào của bảo hiểm chi trả. Cơ chế hỗ trợ tài chính cho chuyên ngành y tế (các CDC, trung tâm y tế cấp huyện, cấp xã) cũng cần được “phủ sóng” rộng khắp nhằm giúp các đơn vị trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19 trang bị cơ sở vật chất, hạ tầng y tế.

Bài, ảnh: Thái Bình 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

TIN MỚI

Return to top